Những tên miền có đuôi “.hk” tiềm ẩn nguy cơ cao nhất khi người dùng lướt net và tìm kiếm, hãng bảo mật McAfee tuyên bố.
Trong nghiên cứu mới nhất mang tên “Bản đồ mạng lưới ngầm”, McAfee nhận định mức độ nguy hiểm của tên miền “.hk” đã nhảy vọt từ thứ hạng 28 hồi năm ngoái lên vị trí “Quán quân” năm nay.
Đứng ở vị trí thứ hai là các tên miền có đuôi “.cn” của Trung Quốc, trong khi “.fi” của Phần Lan, “.jp” của Nhật Bản và “.gov” (Chính phủ) là những tên miền an toàn nhất thế giới.
Theo McAfee, có tới 19% số website kết thúc bằng đuôi “.hk” có chứa malware (phần mềm phá hoại), virus, thư rác hoặc quảng cáo pop-up khiêu khích.
Tỷ lệ tương ứng của các website “.cn” là 11,8%. Để so sánh, chỉ có 0.05% số website thuộc Phần Lan là có chứa yếu tố độc hại mà thôi.
Tuy nhiên, giới bảo mật Hồng Kông tỏ ra không tán đồng với kết luận của McAfee.
“McAfee chỉ khảo sát tên miền top-level mà thôi. Họ không quan tâm đến vị trí đặt máy chủ thực sự”, Giám đốc bảo mật Richard Stagg của hãng Handshake Networking bình luận.
Bên cạnh đó, báo cáo của McAfee cũng không trình bày mức độ “tồi tệ” cụ thể, chính xác của các website sử dụng tên miền “.hk”, bởi lẽ McAfee đã xếp malware với quảng cáo pop-up ngang hàng với nhau.
Trong khi đó, từ góc nhìn bảo mật, malware đại diện cho hiểm họa, còn quảng cáo pop-up chỉ là sự bực mình hoặc phiền toái.
Chỉ dừng ở bề nổi?
Thông thường, những kẻ phát tán thư rác hoặc malware thường lựa chọn tên miền cấp cao nhất ở những quốc gia/vùng lãnh thổ “ít khi đóng cửa tên miền”.
Chính vì thế, số lượng website khiêu dâm và xã hội đen đăng ký với đuôi “.cn” cực lớn, nhưng trên thực tế, đại đa số chúng không đặt máy chủ ở Trung Quốc, ông Stagg nói thêm.
Ngoài “.hk” và “.cn”, McAfee khuyến cáo người dùng web cũng nên hết sức thận trọng khi ghé thăm những trang web kết thúc bằng “.info”.
Tỷ lệ website “.info” có chứa yếu tố “tồi tệ” chỉ thua kém “.cn” không đáng kể: 11,7% so với 11,8%.
Cũng nằm trong nhóm đèn đỏ là “.ro” (Rumani) với 6,8%, và “.ru” (Nga) với 6% số website bị đánh dấu là Nguy hiểm.
Chỉ có chưa đầy 5% số website “.com” - tên miền phổ biến nhất thế giới hiện nay - bị nhận dạng là “Nguy hiểm” mà thôi.
Có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tên miền.
Một số có quy mô tầm cỡ, nổi tiếng và đầy uy tín, nhưng cũng không ít hãng nhỏ lẻ, làm ăn “lôm côm” và cho phép đăng ký một cách tràn lan.
Bản báo cáo của McAfee dựa trên kết quả khảo sát 9,9 triệu website, được đăng ký bằng 265 tên miền khác nhau.
Trong nghiên cứu mới nhất mang tên “Bản đồ mạng lưới ngầm”, McAfee nhận định mức độ nguy hiểm của tên miền “.hk” đã nhảy vọt từ thứ hạng 28 hồi năm ngoái lên vị trí “Quán quân” năm nay.
Đứng ở vị trí thứ hai là các tên miền có đuôi “.cn” của Trung Quốc, trong khi “.fi” của Phần Lan, “.jp” của Nhật Bản và “.gov” (Chính phủ) là những tên miền an toàn nhất thế giới.
Theo McAfee, có tới 19% số website kết thúc bằng đuôi “.hk” có chứa malware (phần mềm phá hoại), virus, thư rác hoặc quảng cáo pop-up khiêu khích.
Tỷ lệ tương ứng của các website “.cn” là 11,8%. Để so sánh, chỉ có 0.05% số website thuộc Phần Lan là có chứa yếu tố độc hại mà thôi.
Tuy nhiên, giới bảo mật Hồng Kông tỏ ra không tán đồng với kết luận của McAfee.
“McAfee chỉ khảo sát tên miền top-level mà thôi. Họ không quan tâm đến vị trí đặt máy chủ thực sự”, Giám đốc bảo mật Richard Stagg của hãng Handshake Networking bình luận.
Bên cạnh đó, báo cáo của McAfee cũng không trình bày mức độ “tồi tệ” cụ thể, chính xác của các website sử dụng tên miền “.hk”, bởi lẽ McAfee đã xếp malware với quảng cáo pop-up ngang hàng với nhau.
Trong khi đó, từ góc nhìn bảo mật, malware đại diện cho hiểm họa, còn quảng cáo pop-up chỉ là sự bực mình hoặc phiền toái.
Chỉ dừng ở bề nổi?
Thông thường, những kẻ phát tán thư rác hoặc malware thường lựa chọn tên miền cấp cao nhất ở những quốc gia/vùng lãnh thổ “ít khi đóng cửa tên miền”.
Chính vì thế, số lượng website khiêu dâm và xã hội đen đăng ký với đuôi “.cn” cực lớn, nhưng trên thực tế, đại đa số chúng không đặt máy chủ ở Trung Quốc, ông Stagg nói thêm.
Ngoài “.hk” và “.cn”, McAfee khuyến cáo người dùng web cũng nên hết sức thận trọng khi ghé thăm những trang web kết thúc bằng “.info”.
Tỷ lệ website “.info” có chứa yếu tố “tồi tệ” chỉ thua kém “.cn” không đáng kể: 11,7% so với 11,8%.
Cũng nằm trong nhóm đèn đỏ là “.ro” (Rumani) với 6,8%, và “.ru” (Nga) với 6% số website bị đánh dấu là Nguy hiểm.
Chỉ có chưa đầy 5% số website “.com” - tên miền phổ biến nhất thế giới hiện nay - bị nhận dạng là “Nguy hiểm” mà thôi.
Có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tên miền.
Một số có quy mô tầm cỡ, nổi tiếng và đầy uy tín, nhưng cũng không ít hãng nhỏ lẻ, làm ăn “lôm côm” và cho phép đăng ký một cách tràn lan.
Bản báo cáo của McAfee dựa trên kết quả khảo sát 9,9 triệu website, được đăng ký bằng 265 tên miền khác nhau.