Không phải tất cả những cặp đôi yêu nhau khi còn ngồi trên ghế nhà trường đều tan vỡ. Có những người yêu nhau đến 8 năm, 10 năm để rồi quyết định đi đến hôn nhân, nhưng còn khá nhiều cặp vẫn không thành.
Đúng thật là những tình cảm tuổi mới lớn thì dễ đến, dễ đi, nhưng bạn có bao giờ phân tích, mổ xẻ lý do chưa?
Không phải tất cả những cặp đôi yêu nhau khi còn ngồi trên ghế nhà trường đều tan vỡ. Có những người yêu nhau đến 8 năm, 10 năm để rồi quyết định đi đến hôn nhân, nhưng còn khá nhiều cặp vẫn không thành, đôi khi chính họ còn không biết lý do tại sao họ "nghỉ chơi nhau". "Chia tay chưa bao giờ dễ hiểu" - M.P, lớp 12 trường M bày tỏ.
Họ yêu nhau vì điều gì?
Tất nhiên là yêu…vô điều kiện. Dù tình cảm chỉ xao động nhẹ nhàng hay trào dâng mãnh liệt thì yêu chân thành chỉ là "điều kiện cần" chứ không phải là "điều kiện đủ" để xây dựng hạnh phúc lâu bền.
Nhưng khi yêu nhau rồi thì đâu còn để tâm gì đến những chuyện khác. Họ cứ nghĩ có tình yêu là có tất cả mà không bao giờ mường tượng được những rắc rối nảy sinh sau đó…
Nhím (lớp 12 trường P) tâm sự: "Khi yêu nhau rồi thì những mâu thuẫn nhỏ xíu cũng có thể được phóng lên cực đại. Giả dụ, lúc ban đầu thì tình cảm lãng mạn ngọt ngào thật đấy. Nhưng đứa nào cũng có cuộc sống riêng cả, rồi nào là học trên trường, học thêm, bạn bè, những thú vui…Đâu phải chỉ có "nửa kia" bên cạnh. Tức là, nếu bạn yêu, thì bạn phải chấp nhận bỏ đi những sở thích, thói quen, thậm chí đánh mất cả tình bạn nữa! Nếu ai không bỏ được, thì xem như thất bại từ thử thách đầu"
Tâm lý chưa chững chạc
Tất nhiên rồi, tuổi học trò thì ít nhiều gì cũng còn mơ mộng và chưa đủ chín chắn để lựa chọn "một nửa" đích thực. H.M (lớp 11 trường N) bày tỏ: "Đa phần họ thích nhau vì vẻ bề ngoài, những cử chỉ đáng yêu, hay đơn giản là ngộ nhận. Rất hiếm ai thích vì tính cách. Thật sự là vậy. Họ thường nhầm lẫn giữa "tính cách" và "phong cách". Họ thường bị hấp dẫn bởi phong cách hơn. Ví dụ nè, một đầu đinh muốn có "nửa kia" thật dịu dàng đằm thắm, nhưng khi tìm được một người phù hợp tiêu chí đó thì lại khiến hắn…lưỡng lự, vì hắn cho rằng "không thú vị, không ấn tượng, không có điều gì đặc biệt". Thế mới biết, tình yêu thật sự không dễ đâu các bạn!"
Một lý do khác nữa, là vấn đề "hình tượng". "Lúc ban đầu thì nhìn người ta thấy "lung linh" lắm, ưu điểm nhiều hơn khuyết điểm và cực dễ thương. Đến khi quen một thời gian thì thói xấu lộ ra, "hình tượng" mà mình ngưỡng mộ bấy lâu bỗng "sụp đổ" trong phút chốc. Bạn thử nghĩ xem, mình yêu vì hình tượng người đó, mà phát hiện hình tượng đó không còn, thì hỏi sao không hụt hẫng? Chia tay vì điều đó là chuyện thường tình" - Bim (lớp 11 trường V) trình bày.
Yêu không dễ
Thật sự là vậy. Tình yêu đích thực chỉ đến với những ai biết trân trọng và xây dựng. Nếu bạn cho rằng, yêu là kiểu "thích thì quen, chán thì bỏ" thì bạn chẳng bao giờ có những cảm xúc lãng mạn. Bạn có biết vì sao càng lớn lên, ta càng cân nhắc về chuyện tình cảm và ít rung động hơn? Là vì bạn đã đứng đắn và biết suy nghĩ hơn rồi đó. Nếu mới rung rinh một chút mà đã vội nhận lời yêu trong khi chưa tìm hiểu kỹ thì xác suất "sụp đổ" rất cao, và khi "tan vỡ" rồi thì cả hai rất áy náy khi đối diện. Cảm giác này rất khó chịu và ái ngại. Mọi người sẽ cho rằng bạn dễ dãi và bạn thì cứ tiếp tục "ngại" thì tiếp xúc với "người xưa". Hẳn bạn không muốn điều đó rồi…
Hãy trân trọng hiện tại
Đừng cho rằng "rồi tình cảm này sẽ không thể bền vững". Hãy cứ tận hưởng hạnh phúc hiện tại, chuyện gì đến sẽ đến bạn ạ. Yêu luôn là một khái niệm phức tạp và là vấn đề nóng bỏng muôn thuở, chính vì thế, không ai cấm bạn "trải nghiệm". Vấn đề là biết làm thế nào cho đúng, cho phải, cho phù hợp với lứa tuổi của chính mình là được.
Đúng thật là những tình cảm tuổi mới lớn thì dễ đến, dễ đi, nhưng bạn có bao giờ phân tích, mổ xẻ lý do chưa?
Không phải tất cả những cặp đôi yêu nhau khi còn ngồi trên ghế nhà trường đều tan vỡ. Có những người yêu nhau đến 8 năm, 10 năm để rồi quyết định đi đến hôn nhân, nhưng còn khá nhiều cặp vẫn không thành, đôi khi chính họ còn không biết lý do tại sao họ "nghỉ chơi nhau". "Chia tay chưa bao giờ dễ hiểu" - M.P, lớp 12 trường M bày tỏ.
Họ yêu nhau vì điều gì?
Tất nhiên là yêu…vô điều kiện. Dù tình cảm chỉ xao động nhẹ nhàng hay trào dâng mãnh liệt thì yêu chân thành chỉ là "điều kiện cần" chứ không phải là "điều kiện đủ" để xây dựng hạnh phúc lâu bền.
Nhưng khi yêu nhau rồi thì đâu còn để tâm gì đến những chuyện khác. Họ cứ nghĩ có tình yêu là có tất cả mà không bao giờ mường tượng được những rắc rối nảy sinh sau đó…
Nhím (lớp 12 trường P) tâm sự: "Khi yêu nhau rồi thì những mâu thuẫn nhỏ xíu cũng có thể được phóng lên cực đại. Giả dụ, lúc ban đầu thì tình cảm lãng mạn ngọt ngào thật đấy. Nhưng đứa nào cũng có cuộc sống riêng cả, rồi nào là học trên trường, học thêm, bạn bè, những thú vui…Đâu phải chỉ có "nửa kia" bên cạnh. Tức là, nếu bạn yêu, thì bạn phải chấp nhận bỏ đi những sở thích, thói quen, thậm chí đánh mất cả tình bạn nữa! Nếu ai không bỏ được, thì xem như thất bại từ thử thách đầu"
Tâm lý chưa chững chạc
Tất nhiên rồi, tuổi học trò thì ít nhiều gì cũng còn mơ mộng và chưa đủ chín chắn để lựa chọn "một nửa" đích thực. H.M (lớp 11 trường N) bày tỏ: "Đa phần họ thích nhau vì vẻ bề ngoài, những cử chỉ đáng yêu, hay đơn giản là ngộ nhận. Rất hiếm ai thích vì tính cách. Thật sự là vậy. Họ thường nhầm lẫn giữa "tính cách" và "phong cách". Họ thường bị hấp dẫn bởi phong cách hơn. Ví dụ nè, một đầu đinh muốn có "nửa kia" thật dịu dàng đằm thắm, nhưng khi tìm được một người phù hợp tiêu chí đó thì lại khiến hắn…lưỡng lự, vì hắn cho rằng "không thú vị, không ấn tượng, không có điều gì đặc biệt". Thế mới biết, tình yêu thật sự không dễ đâu các bạn!"
Một lý do khác nữa, là vấn đề "hình tượng". "Lúc ban đầu thì nhìn người ta thấy "lung linh" lắm, ưu điểm nhiều hơn khuyết điểm và cực dễ thương. Đến khi quen một thời gian thì thói xấu lộ ra, "hình tượng" mà mình ngưỡng mộ bấy lâu bỗng "sụp đổ" trong phút chốc. Bạn thử nghĩ xem, mình yêu vì hình tượng người đó, mà phát hiện hình tượng đó không còn, thì hỏi sao không hụt hẫng? Chia tay vì điều đó là chuyện thường tình" - Bim (lớp 11 trường V) trình bày.
Yêu không dễ
Thật sự là vậy. Tình yêu đích thực chỉ đến với những ai biết trân trọng và xây dựng. Nếu bạn cho rằng, yêu là kiểu "thích thì quen, chán thì bỏ" thì bạn chẳng bao giờ có những cảm xúc lãng mạn. Bạn có biết vì sao càng lớn lên, ta càng cân nhắc về chuyện tình cảm và ít rung động hơn? Là vì bạn đã đứng đắn và biết suy nghĩ hơn rồi đó. Nếu mới rung rinh một chút mà đã vội nhận lời yêu trong khi chưa tìm hiểu kỹ thì xác suất "sụp đổ" rất cao, và khi "tan vỡ" rồi thì cả hai rất áy náy khi đối diện. Cảm giác này rất khó chịu và ái ngại. Mọi người sẽ cho rằng bạn dễ dãi và bạn thì cứ tiếp tục "ngại" thì tiếp xúc với "người xưa". Hẳn bạn không muốn điều đó rồi…
Hãy trân trọng hiện tại
Đừng cho rằng "rồi tình cảm này sẽ không thể bền vững". Hãy cứ tận hưởng hạnh phúc hiện tại, chuyện gì đến sẽ đến bạn ạ. Yêu luôn là một khái niệm phức tạp và là vấn đề nóng bỏng muôn thuở, chính vì thế, không ai cấm bạn "trải nghiệm". Vấn đề là biết làm thế nào cho đúng, cho phải, cho phù hợp với lứa tuổi của chính mình là được.