[^].[^] Nice Teen
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

[^].[^] Nice TeenLog in

Welcome to you ..::NiceTeen::..


descriptionSống đẹp - đọc để suy ngẫm EmptySống đẹp - đọc để suy ngẫm

more_horiz
Viết cho con trước ngày sinh

Con yêu!
Hồi hộp lớn theo con mỗi ngày. Con khiến cha mẹ hơn bao giờ hết gần nhau đến tận cùng. Cha biết xót theo cái nhăn mặt của mẹ mỗi khi đi vào chỗ xóc. Cha biết run lên vì hạnh phúc khi thấy nhịp tim con đập vọng ra từ bụng mẹ. 133 lần/phút. Con khiến cha vượt qua những mệt mỏi thường nhật. Cha bắt đầu bỏ thuốc lá. Từng chút một, mỗi ngày. Cha bắt đầu học cách khiến trẻ con cười. Cha bắt đầu học cách ngồi lặng yên hàng giờ để dõi theo những hành động của một đứa trẻ. Để cha học ngôn ngữ của con. Để cha học những khó khăn của con. Để cha cảm được từng ý nghĩa của tiếng khóc. Mẹ hoài thai con bằng sự khó nhọc của cơ thể. Cha hoài thai con bằng sự trưởng thành và trách nhiệm của một người bố. Căn phòng nhỏ sẽ ắp đầy tiếng khóc của con, mùi sữa và cả những giọt nước mắt hạnh phúc. Giờ đây, con đang ở trong đấy, dù tối mịt, nhưng cha biết, con sẽ cảm được những gì mẹ đang hy sinh cho con. Dù đó chỉ là nỗi cảm. Con sẽ biết ơn mẹ nhé! Con sẽ yêu mẹ nhiều hơn nhé! Và cha cũng vậy. Cha cũng biết ơn mẹ. Cha cũng yêu mẹ thật nhiều. Hạnh phúc thay khi biết mình sắp được làm cha. Hạnh phúc thay khi biết mình có một ngôi sao nhỏ. Để từ đó, mình sẽ không còn là mình. Để từ đó, cuộc đời cha là của con. Hạnh phúc được nhận từ tiếng cười của con. Vui buồn theo cảm xúc của con. 27/1/2006. Ngày đó sẽ đến nhanh lắm phải không con? Cha sẽ khai sinh cho con bằng cả cuộc đời phía trước của mình. Bằng tất cả những gì cha đã có được. Và cả bằng những ước mơ của con. Ngọt ngào thay! Ấm áp thay!


Con yêu!
Con sẽ dạy cha chứ! Con sẽ cho cha biết cha cần phải làm gì. Con sẽ dạy cha biết rằng con đường nào rồi cũng về đến ngôi nhà nhỏ của chúng ta. Rằng nụ cười nào phải chỉ là tiếng cười mà còn cả một không gian hạnh phúc. Rằng nước mắt hạnh phúc bắt đầu từ đôi mắt con nhìn. Những ngón tay xinh xinh, những ngón chân hồng hào. Cái miệng rất nhỏ và đôi mắt sẽ thấu tận cùng trái tim cha.


Con yêu!
Chỉ hơn 7 tháng nữa thôi. Là hơn 200 ngày một tẹo. Là nỗi run rẩy của cha mỗi khi mẹ con đau, là nghẹn ngào cha xem hình ảnh siêu âm con trong bụng mẹ. Là nỗi hồi hộp cha mỗi giờ tan sở vội vã trở về. Là mỗi sớm mai cha vẫn giữ thói quen hôn mẹ con trước giờ đi làm. Và giờ đây sẽ thêm, hôn con thật nhẹ. Là danh sách đến hơn 200 cái tên với 200 lời giải nghĩa về sự hy vọng cha muốn gửi gắm đến con. Không chỉ là một cái tên hay mà còn phải là một cái tên chắc chắn sẽ khiến con yêu nó. Cha bày sẵn cuộc đời mình để con ra đời và sử dụng.


Con yêu!
Muốn nói thật nhiều, muốn viết thật nhiều nữa những gì cha đang nghĩ về con. Nhưng mọi lời nói đều chỉ là những hạn định ý nghĩa. Chỉ có tấm lòng là vô hạn tâm tư. Hãy để cha đặt con vào giữa trái tim mình, con nhé!

descriptionSống đẹp - đọc để suy ngẫm EmptyRe: Sống đẹp - đọc để suy ngẫm

more_horiz
Vở "kịch câm" và chai nước
Ngọc Hạnh

Chiều. Chạy xe rảo quanh trung tâm thành phố, tôi dừng lại bên khoảng công viên nhỏ đối diện cổng chính nhà thờ Đức Bà, mua trái dừa tươi, chầm chậm tận hưởng vị ngọt của nó và ngắm nhìn thành phố giờ tan tầm.

Ở thành phố này, hình như mọi người đều tất bật, vì vậy muốn tìm được một góc tĩnh lặng giữa lòng thành phố không phải dễ. Đang mơ hồ thả hồn theo dòng suy nghĩ, tôi chợt thấy một chiếc xích lô chạy về hướng mình. Trên chiếc xích-lô là một người bạn nước ngoài trẻ tuổi, chắc cũng là một sinh viên như tôi. Trông chàng thanh niên này có dáng điệu rất “Tây”, mái tóc dài được cột lại gọn gàng, tai đeo khuyên, mặc quần soọc ngắn đến gối.

Xe dừng, người thanh niên ngoại quốc xuống xe và chạy về phía hàng bán nước ngay trước mặt tôi. Anh chỉ vào chai nước suối và giơ hai ngón tay. Cô bán hàng bỏ hai chai nước khoáng vào túi xốp đưa cho người thanh niên và nhận tờ 50 ngàn từ anh. Thấy không có dấu hiệu cho thấy cô bán hàng đang tìm tiền thối đưa cho mình, người thanh niên đứng yên không chịu đi.

Người phụ nữ bán hàng dường như cũng hiểu ý anh, cô hằn học rút trong túi ra tờ 10 ngàn đưa cho anh. Người thanh niên vẫn tiếp tục nhìn cô trong chốc lát rồi mới quay trở lại xe. Anh đưa một chai nước khoáng cho bác chạy xích lô đang nhễ nhại mồ hôi đứng chờ mình bên đường… Chai nước có lẽ có giá trị bằng cả buổi chiều chạy xe vất vả của bác…

Quá đủ cho một buổi chiều… Tôi tưởng như mình vừa được xem một vở kịch câm. Không có lời thoại nào vì tất cả nhân vật trong vở kịch này đều không hiểu ngôn ngữ của nhau. Người thanh niên ngoại quốc kia đã đồng cảm và chia sẻ với nỗi mệt nhọc của bác chạy xe xích lô - một người hoàn toàn xa lạ và không hiểu ngôn ngữ của anh. Còn cô bán nước, cô đã lấy lòng mến khách của người Việt chúng ta ra để chào đón một người bạn phương xa thế ư?

Chiếc xích lô chở người thanh niên ngoại quốc lại tiếp tục hòa vào dòng người đang hối hả, hối hả nối đuôi nhau…

descriptionSống đẹp - đọc để suy ngẫm EmptyRe: Sống đẹp - đọc để suy ngẫm

more_horiz
Vứt bỏ sự nghi hoặc, hãy tin tưởng mọi người

Có một phạm nhân trong thời gian cải tạo khi đang tu sửa lại đường đi, anh ta nhặt được 2 triệu đồng, anh ta không mảy may suy nghĩ liền mang số tiền này đến chỗ cảnh sát. Nhưng viên cảnh sát lại nói với anh bằng một giọng mỉa mai: "Anh đừng có tới đây để lôi kéo chúng tôi, anh tưởng rằng có thể dùng tiền để lừa bịp, hối lộ chúng tôi được sao, anh tưởng rằng có thể dùng tiền để mua được sự ân xá sao, các anh cũng thuộc loại người không chân thực rồi".

Người phạm nhân này nghe xong cảm thấy vô cùng thất vọng và nghĩ rằng trên thế gian này không còn ai tin tưởng anh ta nữa. Buổi tối, anh ta quyết định vượt ngục. Anh ta đã lấy trộm tiền của mọi người để chuẩn bị cho cuộc trốn chạy. Khi anh ta lấy đủ số tiền rồi, liền lấm lét lên tàu hoả, trên tàu khách rất đông, đã chật cứng không còn chỗ ngồi, anh ta phải đứng ngay bên cạnh chiếc toilet trên tàu.

Lúc đó bỗng nhiên xuất hiện một cố gái xinh đẹp đi vào toilet, nhưng cô chợt phát hiện ra cái khuy cửa đã bị hỏng, cô gái liền nhẹ nhàng bước ra nói với anh ta: "Thưa anh, anh có thể giữ cửa giúp tôi được không?"

Anh ta sững người một lúc, nhìn cô gái với ánh mắt dịu dàng và thuần khiết, anh ta khẽ gật đầu. Cô gái đỏ mặt bước vào bên trong toilet còn anh ta lúc này trông giống như một người vệ sĩ trung thành, nghiêm nghị giữ cái cánh cửa phòng toilet.

Và trong cái thời khắc ngắn ngủi ấy, anh ta đột nhiên thay đổi ý định, khi tàu dừng lại anh ta rời khỏi đó và đến đồn cảnh sát tự thú...

Lòng tin cũng chính là bàn đạp thực tế, có người nói rằng: "Tin tưởng người khác thật là nguy hiểm, bạn có thể phải chịu sự lừa gạt của họ" chúng ta giả sử là thiên hạ luôn luôn tồn tại sự lừa dối, như vậy thì câu nói đó đúng là có lý, lòng tin không nên xuất phát từ trong ảo giác. Bạn biết rõ với người thích nói nhiều thì không nên đem bí mật của mình mà kể cho họ nghe. Thế giới không hẳn là một chiếc sân vận động an toàn mà người ở trên đó không phải ai ai cũng có thiện ý, chúng ta buộc phải đối mặt với sự thật này. Lòng tin chân chính, không phải là sự cả tin.

Không tin tưởng người khác, thì không thể thành nghiệp lớn, cũng không thể trở thành vĩ nhân. Xin hãy ghi nhớ câu nói này: "Bạn tin tưởng người khác, thì họ mới tin tưởng bạn, trung thực với bạn. Hãy lấy phong độ của một vĩ nhân đối với người khác, họ mới có thể biểu hiện ra cái phong độ vĩ nhân mà họ có với bạn".

Chúc các bạn luôn được sống trong niềm tin!

descriptionSống đẹp - đọc để suy ngẫm EmptyRe: Sống đẹp - đọc để suy ngẫm

more_horiz
Vịt và Cá rô

Cá rô lóc lách lên bờ, đến khi nước rút, bị mắc cạn trên một vũng khô. Tưởng mình sắp chết, may mắn thấy bầy vịt đi qua, Cá rô bèn năn nỉ:

- Làm ơn cho xin ít nước, không tôi chết mất!

Bầy vịt đáp:

- Cứ nằm đợi đấy đi, để tụi tui đi kiếm ăn một lát rồi chiều sẽ đem nước về cho cá bơi.

Nói xong, bầy vịt lũ lượt ra đồng. Cá rô nằm chờ suốt một ngày giữa trời nắng gắt.

Chiều đến, bầy vịt đem về cho đầy tràn một vũng nước, nhưng khi đó cá đã chết khô rồi.


...........

descriptionSống đẹp - đọc để suy ngẫm EmptyRe: Sống đẹp - đọc để suy ngẫm

more_horiz
Vườn hoa
Hải Phan

Khu rừng nhỏ ở một nơi xa xôi, khuất xa tận mấy dãy núi cao đến chân mây, nhạt nhòa trong sương khói...

Trong rừng chỉ có các loài thú nhỏ sinh sống.

Hoà thuận, vui vẻ, ấm áp.

Giữa rừng có một khoản đất trống khá rộng. Trên khoản đất có một vườn hoa nho nhỏ rất đẹp, đủ mọi loại hoa. Khoản đất và vườn hoa này thuộc về Sóc và Thỏ. Họ là hai người bạn thân, chơi với nhau từ hồi bé xíu. Lớn lên, vẫn thân, cả hai quyết định cùng lập nên vườn hoa này vì cả hai cùng thích hoa.

Sáng sáng ngủ dậy, Sóc và Thỏ cùng nhau ra khu vườn. Họ cùng chăm sóc, tưới tiêu. Chiều chiều sau khi đã làm xong mọi việc của ngày, cả hai lại cùng ra vườn. Họ ngồi bên nhau, nhìn ráng chiều về, nghe hơi thở của đêm, hít vào phổi những làn hương thơm của hoa cỏ trong vườn mà gió vô tình đẩy đưa. Có những chiều như vậy, Sóc và Thỏ cảm thấy hạnh phúc lắm, cái hạnh phúc bình dị giản đơn thôi, mà mấy ai có được...

Rồi...

Một xích mích nhỏ giữa cả hai. Sóc và Thỏ giận nhau.

Những tưởng chuyện chẳng có gì, rồi cũng qua. Cái chuyện bé nhỏ cỏn con chẳng đáng để giận nhau.

Nhưng...

Vậy mà giận lâu. Chẳng ai nói với ai tiếng nào. Chút tự ái. Và cái tôi lớn lao...

Họ chẳng muốn gặp mặt nhau. Ừ thì giận dỗi, bực bội, gặp nhau để làm gì? Có gì để nói? Nếu lỡ vô tình chạm mặt, thì cứ coi như chưa hề có sự tồn tại của nhau đi. Tôi không sai mà. Ai cũng nghĩ thế...

Sáng sáng...

Rồi chiều chiều...

Khu vườn nhỏ vắng bóng đôi bạn. Ô hay, nếu ra đây hóa ra lại gặp nhau à? Hoa lá, cỏ cây không người chăm sóc, dần dần héo khô. Có lẽ vì vậy hay vì một nguyên nhân nào khác? Phải chăng vườn hoa bé nhỏ này cũng buồn cho đôi bạn. Nó nhớ nhung Sóc và Thỏ, nhớ tiếng cười hoà chung. Vắng cảnh Sóc và Thỏ vẫn tựa vai nhau ngồi, nó buồn vậy mà...



o O o


Có lẽ, đoạn sau tôi không cần viết tiếp...

Nếu vườn hoa là hình ảnh của TÌNH BẠN...Nếu Thỏ và Sóc bỏ bê vườn hoa luôn không chăm sóc, không muốn giáp mặt nhau? Nếu ngược lại, họ dẹp bỏ tự ái cá nhân qua một bên và làm hòa cùng nhau. Lại ngày ngày ra thăm Vườn hoa? Có thể nếu là bạn, bạn sẽ chọn kết cục thứ 2...

Nhưng, có bao giờ mọi việc đều trọn vẹn. Tan vỡ một lần, hàn gắn lại ta sẽ biết quý trọng nó hơn. Tuy nhiên, có khi nào ta quên hẳn luôn việc hàn gắn đó không?

descriptionSống đẹp - đọc để suy ngẫm EmptyRe: Sống đẹp - đọc để suy ngẫm

more_horiz
Vợ tôi sợ những gì

Vợ tôi sợ đủ mọi thứ trên đời này: sợ từ con ruồi, sợ bọn lưu manh, sợ đứng trên cao, sợ nước lã, sợ anh thợ chữa máy nước của khu nhà ở, sợ tối, sợ động đất, sợ nếp nhăn trên da mặt, sợ cả cái bóng của chính mình, vân vân và vân vân...

Mùa hè thì vợ tôi sợ đến mùa đông người ta bắt đầu đến sửa chữa lò sưởi. Mùa đông thì vợ tôi lại sợ người ta cho tôi được nghỉ phép mà đáng ra tôi phải được nhận vé đi nghỉ từ mùa hè hay mùa thu.

Vợ tôi hốt hoảng khi thấy dự báo thời tiết trên thế giới nói mùa hè sẽ rét sớm, vì như vậy ở Ma-rốc sẽ bị mất mùa chanh cam.

Vợ tôi run lên khi nghe báo tin là mùa đông sẽ ấm, vì sợ như vậy sẽ có dịch cúm ở Hồng Kông.

Vợ tôi không dám đi máy bay vì sợ lọt vào những lỗ hổng không khí.

Vợ tôi sợ đi xe lửa vì thường hay gặp những người phục vụ và khách đi nghỉ say rượu.

Không phải là ta có thể đi bất kỳ chỗ nào bằng xe ô-tô-buýt hay tắc-xi. Nhưng ngay cả ở những tuyến đường có thể, vợ tôi cũng không bao giờ đi xe buýt hay xe tắc-xi. Vợ tôi không đi xe ô-tô-buýt vì sợ trong ổ vé hết vé và tuy đã bỏ tiền vào hộp vẫn bị mang tiếng là đi lậu vé. Vợ tôi sợ đi xe tắc-xi, bởi vì tài xế lái đi chu du khắp thành phố, rồi chiếc máy tính cây số và tính tiền sẽ chỉ những con số thiên binh có thể làm cho bạn đến khánh kiệt.

Vì vậy các bạn có thể hỏi: vợ tôi đi phố như thế nào?

Vợ tôi đi phố cũng hệt như vợ I-go Pê-trô-vích, nghĩa là xách theo ba cái bị, đi nhẹ về nặng, đi thì túi rỗng, về thì đến một quả táo rơi trúng túi cũng không còn chỗ nào mà lọt vào nữa. Bởi vì vợ tôi sợ vợ I-go Pê-trô-vích sẽ mua tranh mất của mình, những thứ mà vợ tôi rất cần, hoặc không cần, nhưng cũng cứ mua để khỏi bị kém người.

Còn vợ I-go Pê-trô-vích bao giờ cũng mua nhiều vì sợ vợ tôi mua mất những thứ mà bà ta ao ước hàng tuần lễ nay.

Vì thế mà vợ tôi lại gặp vợ I-go Pê-trô-vích ngoài phố, khi cả hai người đều xách hai tay hai túi nặng đến nỗi mệt không thể cất tiếng chào nhau theo đúng phép lịch sự được. Bởi vì vợ tôi luôn luôn sợ là mình không lịch sự bằng vợ I-go Pê-trô-vích.

Vợ tôi rất sợ bị ốm bởi vì đã có một lần nghe vợ I-go Pê-trô-vích kể lại rằng em họ mình bị tiêm nhầm thuốc. Sau đó, người bệnh kia bị phát ban lên đỏ dừ mặt. Đó là cái thứ mà vợ tôi còn sợ hơn cả các bác sỹ lẫn y tá.

Nhưng có lẽ điều mà vợ tôi sợ nhất, là bị lạc hậu hơn vợ I-go Pê-trô-vích. Còn vợ I-go Pê-trô-vích thì lại sợ không am hiểu tình hình bằng vợ tôi.

Do đó, I-go Pê-trô-vích đã phải đặt mua dài hạn đủ thứ báo chí: từ báo Màn ảnh Xô viết đến báo Mốt thời thượng, từ báo Sao đỏ đến báo Ngôi sao phương Đông, từ báo Người săn bắn cho tới báo Sự nghiệp cứu hoả phòng cháy. Bởi vậy, vợ tôi rất sợ sẽ không mua được tờ báo nào đó có đăng truyện, tiểu thuyết mà vợ I-go Pê-trô-vích luôn luôn được bác bán sách để dành cho.

Còn tôi thì cũng hơi ghen tị với bạn một chút, vì anh ta thật là một người đàn ông dũng cảm. Sau khi từ Bắc cực trở về, anh ta lại xung phong nhận công tác ở sa mạc Ca-ra-cum ba năm nữa. Anh không sợ rét cũng chẳng sợ nóng, chẳng sợ nước lã, chẳng sợ ruồi muỗi, và cũng không sợ vợ mình phàn nàn.

Nhưng trở lại câu chuyện của vợ tôi. Có thể vợ tôi cũng không sợ một cái gì đó trên đời này.

Đó là vợ tôi không sợ tôi.

descriptionSống đẹp - đọc để suy ngẫm EmptyRe: Sống đẹp - đọc để suy ngẫm

more_horiz
Viết cho Ba

Ba

Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba.

Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi:"Có dư đồng nào không con?". Tôi đáp: "Còn dư bốn ngàn ba ạ". Ba nói tiếp:"Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa". Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng...


Câu chuyện ngắn do bạn T.A.T (E-mail: [url=mailto:an236mxt@yahoo.com]an236mxt@yahoo.com[/url]) gởi


Lời khuyên của cha

"Mỗi ngày một lần con hãy dành lời khen tặng vài người. Mỗi năm một lần con hãy xem mặt trời mọc. Nhìn thẳng vào mắt mọi người và nói "cảm ơn" càng nhiều càng tốt, càng nhiều càng hay.

Đối xử với mọi người như con muốn được họ đối xử như vậy. Kết thân với những người bạn mới nhưng trân trọng những người bạn cũ. Hay giữ những bí mật .

Phải biết can đảm đừng bao giờ lừa gạt, dừng tự lừa dối mình. Học cách lắng nghe, đừng làm ai mất hy vọng, vì có nhiều người chỉ sống được nhờ vào hy vọng, con ạ.

Ðừng hành động khi con đang giận dữ, phải giữ tư thế đàng hoàng. Muốn đến một nơi nào đó thì phải có mục đích và tự tin rồi hãy đi. Hãy sẵn sàng thua một trận đánh nhỏ để thắng một trận chiến. Đừng bao giờ ngồi lê đôi mách. Cẩn thận với những người không còn gì để mất.

Khi gặp một việc khó khăn, con hãy làm như không thể thất bại. Hãy học cách trả lời "không" một cách dứt khoát. Ðừng mong cuộc đời đối xử sòng phẳng với con. Đừng đánh giá thấp sức mạnh của sự tha thứ. Hãy mạnh dạn trong cuộc sống. Hãy tiếc những điều mình chưa làm được chứ đừng tiếc những điều đã làm xong. Đừng tập thói trì hoãn công việc, hãy làm ngay những việc phải làm. Đừng sợ phải nói "Tôi không biết", "Xin lỗi" và "Rất tiếc".

Hãy yêu thương tất cả mọi người, dù đó là kẻ thù của con. Phải biết im lặng đúng lúc, đúng chỗ và phải biết tha thứ, con của ta ạ..."

descriptionSống đẹp - đọc để suy ngẫm EmptyRe: Sống đẹp - đọc để suy ngẫm

more_horiz
Vì sao mèo cúp đuôi chạy?
Aziz Nesin

Bất kỳ việc gì cũng có cái "tại sao" của nó.

Không, câu mở đầu như thế chưa được! Phải bắt đầu bằng một câu gì nghe triết lý hơn kia! Hay thế này vậy: "Dù thế nào thì thế, sau cơn bực dọc, người ta cần phải được trở về trạng thái bình tĩnh."

Thực ra thì câu này nghe cũng chưa ổn. Có lẽ những lời nói vĩ đại chỉ có ở miệng các bậc vĩ nhân mà thôi! Chính vì thế mà lúc nào tôi cũng thấy thương cho cái thân phận mình. Truyện nào tôi cũng bắt đầu bằng một câu đáng được lưu truyền thiên cổ. Thế mà tuyệt đối không một ai thèm coi cả tôi lẫn những lời nói của tôi ra cái gì cả! Mà bạn tưởng các bậc vĩ nhân phát ra được những câu gì đặc biệt lắm sao? Có một bậc vĩ nhân bảo: "Mùa hè nóng." Thế là mọi người rối rít ca tụng: "Trời ơi! Chí lý biết chừng nào, sâu sắc biết chừng nào! Cái chân lý vĩ đại mà nhân loại phải tìm kiếm hàng trăm năm nay, đã được Ngài nói ra trong ba chữ!".

Một vĩ nhân khác trước lúc tắt thở thốt lên: "Mở cửa ra!". Người ta lại đưa nhau bình phẩm: "Chà! Cả một ý tưởng vĩ đại chứa đựng trong câu nói thiên tài! Chỉ bằng mấy chữ, nhà tiên tri đã vạch đường cho hậu thế!"

"Mở cửa ra!" Câu đó nghĩa là gì?

Muốn hiểu hết ý nghĩa thâm thúy của mấy chữ này cứ gọi là phải viết hàng núi sách! Vì thâm ý vĩ nhân muốn nói rằng...

Mà đã là bậc vĩ nhân thì Người muốn nói gì? "Này hỡi nhân loại! Đừng có ru rú trong cái xó chuồng tăm tối như bầy lừa ấy nữa! Hãy mở cửa ra cho ánh sáng kiến thức rọi chiếu vào!"

Hoặc giả Người ta muốn nói: "Hãy mở cửa ra mà nhìn thế giới! Cho ánh sáng kiến thức soi rọi vào cái đầu óc ngu dốt của các người!"

Thế nhưng cũng như tất cả mọi người bình thường khác, trong lúc hấp hối thấy khó thở, nên bậc vĩ nhân yêu cầu "mở cửa ra" cho dễ thở hơn chút. Có thế thôi!
Sau này chết đi, sang bên kia thế giới, việc trước tiên là tôi phải tìm ngay Gớt và hỏi ông:

- Người ta bảo trước lúc vĩnh biệt cõi trần, ngài có nói: "Vén rèm lên cho sáng thêm một chút!" Vậy ngài nói câu ấy là có ý sâu xa gì không?

Tôi chắc thế nào Gớt cũng mỉm cười mà bảo:

- Thật tôi có nói "Cho sáng thêm một chút" à? Chắc vì lúc đó tôi thấy mắt tự nhiên tối sầm lại, nên bảo vén rèm lên để nhìn rõ mọi người xung quanh. Thế thôi!

...Tôi đang đi trên đường. Bỗng từ ngôi nhà nọ, một chú mèo phóng như bay, rồi thoáng sau thì mất hút. Chính vì chú mèo này mà tôi cứ phải suy nghĩ mãi. Vì sao nó lại gào lên một cách thảm thiết như vậy? Bất kỳ chuyện gì, như tôi đã nói, cũng có cái tại sao của nó. Vậy thì tại sao chú mèo cúp đuôi chạy?

Đó chính là câu chuyện tôi sắp kể cho các bạn nghe bây giờ đây. Tôi sẽ thuật lại đầy đủ, theo đúng trình tự. Có điều tôi không biết nên chọn phương pháp nào cho thích hợp? Phương pháp dân chủ, từ dưới lên trên, hay phương pháp truyền thống phương Đông, từ trên xuống dưới? Nghĩa là bắt đầu từ chú mèo đến ngài Tổng trưởng, hay từ ngài Tổng trưởng xuống đến chú mèo? Không! Dẫu sao thì cũng không nên bỏ các truyền thống của ta!

Vậy thì đầu đuôi câu chuyện của chúng ta nó như thế này:

Một hôm, tất cả các báo, cứ y như là bảo nhau, nhất loạt lên tiếng công kích một vị Tổng trưởng nọ. Điều đó, làm vị Tổng trưởng hết sức đau buồn, đến nỗi Ngài không biết làm gì nữa. Mà hễ khi nào thấy buồn bực trong lòng và không biết làm gì nữa, là y như rằng ngài cho gọi ông phụ tá đến... Ngại đặt cho ông ta một câu hỏi. Ông phụ tá trả lời. Ngài lại đặt câu hỏi khác. Ông phụ tá lại trả lời rất rành rọt. Thành ra Ngài không có cớ gì để trút nỗi bực lên đầu ông ta được. Nhưng chết cái là, dù thế nào thì thế, sau lúc bực dọc, người ta cần phải được trở về trạng thái bình tĩnh! Ngài Tổng trưởng lại đọc tiếp câu hỏi thứ ba. Ông phụ tá tường trình lại cặn kẽ cách thức ông giải quyết công việc đó ra làm sao. Thế là cơn dông tố nổ ra! Không phải làm như thế! Làm như thế là không được! Hoàn toàn không thể được!... Có thể được chứ ạ! Không thể được!... Được chứ ạ! Khô... ô...ng đ.ư.ợ.c! Ngài Tổng trưởng hả lắm: thế là cuối cùng ngài đã nguôi được cơn giận. Ngài đã xạc cho ông phụ tá một trận nên thân. Bây giờ ngài mới cảm thấy bình tĩnh lại.

"Dù thế nào thì thế, sau cơn bực dọc người ta cần phải được trở về trạng thái bình tĩnh." Nhưng ông phụ tá làm thế nào để bình tĩnh lại được? Xin từ chức à? Không được! Vì cớ gì? Ông bèn hỏi ông chánh văn phòng một câu. Ông chánh văn phòng trả lời. Ông hỏi tiếp câu nữa. Ông chánh văn phòng vẫn trả lời được. Nhưng được thì được, chứ trong lúc trả lời, ông chánh văn phòng vẫn không tránh khỏi sơ xuất. Xong rồi! Ông phụ tá cho gọi viên thư ký đến.

- Viết đi! Ông ra lệnh cho người thư ký.

Ông phụ tá đọc cho người thư ký chép một lúc lâu và thấy cơn giận nguôi dần. Lạy trời! Giá ông không trút bỏ được nỗi bực thì ruột gan ông đến vỡ tung ra mất! Rồi cả gia đình ông cũng vì thế mà mất hết bình tĩnh, sẽ quay ra cáu gắt nhau mất!
May lắm! Nhưng còn ông chánh văn phòng thì biết làm sao đây? Làm sao đây? Làm sao ông có thể ngậm viên bồ hòn ông phụ tá vừa tặng ông mà lấy làm ngọt được! Ông bèn ấn nút chuông:

- Gọi cho tôi ông thanh tra Ali vào đây!

- Thưa ông, ông Ali đi thanh tra đã 10 hôm nay rồi ạ!

- Thì gọi ông Vêli!

- Thưa ông, vâng.

Ông thanh tra Vêli vào:

- Bẩm ông cho gọi tôi?

- Ông đã làm xong cái việc tôi giao chưa?

- Bẩm ông đã ạ!

- Còn việc kia?

- Bẩm việc kia cũng xong rồi ạ!

- Ông nói rõ xem xong là xong thế nào?

Ông Vêli trình bày lại cặn kẽ đầu đuôi.

- Nhưng có phải làm như thế đâu? Hoàn toàn không phải! Ai bảo ông làm như thế? Làm thế là láo toét! Láo toét hết! Ông hiểu chứ? Ôi! Lạy Đức Ala!

Ông chánh văn phòng gắt ngậu cả lên. Vì nếu không gắt thế, ông đến tắc thở mất!
Đến lượt ông thanh tra thấy tức quá! Nhưng biết làm thế nào? Chả lẽ chịu câm à? Không! Thế này thì tức lắm, không chịu được!

- Ông trưởng phòng!

- Dạ, ông bảo gì ạ?

- Sáng nay tôi dặn ông cái gì?

- Sáng nay ạ? Bẩm ông không có dặn gì cả!

- Vô lý, không có lẽ!

- Sáng nay nào tôi có gặp ông đâu ạ!

- Nếu vậy thì sáng hôm qua?

- Hôm qua ông bị mệt không đến sở ạ.

- Thế thì sáng hôm kia!

- Sáng hôm kia ông có dặn là...

- Nghĩa là tôi có dặn chứ gì? Nhưng tôi dặn cái gì mới được chứ? Tại sao ông không làm tròn trách nhiệm? Thái độ của ông như vậy là không thể dung thứ được, ông hiểu chưa? Không thể được! Tôi cấm đấy!... Cương quyết cấm!

Mặt ông trưởng phòng dài thưỡn ra. Nhưng dù thế nào thì thế, sau lúc bực dọc, người ta cần phải được trở về trạng thái bình tĩnh.

- Gọi ông phó phòng vào đây!

Ông phó phòng vào. Ông trưởng phòng hỏi:

- Biểu đồ ông làm xong chưa?

- Thưa ông đã!

- Xong toàn bộ chứ?

- Xong toàn bộ ạ!

- Thế các tờ phiếu đã ghim lại với nhau chưa?

- Ghim rồi ạ!

Làm gì mà cứ phải đúng răm rắp thế nhỉ?

- Thế gửi đi chưa?

- Thưa đã ạ!

Cứ làm như không thể chậm lại được ấy!

- Gửi bao giờ?

- Hôm qua ạ!

- Sao? Hôm qua à? Sao lại chểnh mảng đến thế được nhỉ? Cái kiểu đâu lại đổ đốn như vậy? Phải làm việc chứ! Làm việc! Làm việc hàng ngày! Tôi yêu cầu ông! Ông rõ chưa?

Chao ôi! Khi trút được cơn bực, người ta cảm thấy nhẹ nhõm làm sao!
Ông phó phòng bước vào phòng ông trưởng bộ phận. Ông thở một cách nặng nhọc.

- Cái gì thế này?

- Chứng từ để chuyển sang phòng kế toán đấy ạ!

- Ra thế đấy!... Thế là rõ rồi. Đến giờ mà vẫn còn ngổn ngang bừa bãi thế này... Lại còn cả đống này nữa này...

Ông phó phòng vừa bước ra, ông trưởng bộ phận tức giận đấm bốp một cái xuống bàn:

- Haxan đâu?

- Haxan nào ạ? Haxan bộ phận 2 hay Haxan kế toán ạ? Lại còn Haxan làm ở phòng đăng lục nữa ạ! Hay ông muốn gọi ông Haxan lục sự?

- Lôi cổ đến đây bất cứ thằng Haxan nào cũng được! Nghĩa là cứ gọi cho tôi tay Haxan lục sự ấy!

- Thưa ông đã có chuông nghỉ, ông ấy đi ăn cơm rồi ạ!

- Nếu vậy... anh tên là gì?

- Huyxên.

- Huyxên hay Muyxên cũng vậy thôi! Tôi bảo cho các anh biết, tất cả lũ các anh...

Ông trưởng ban nổi trận lôi đình khoảng 10'. Cuối cùng ông thấy nguôi giận, rời khỏi sở.

Còn Huyxên thì quay sang hạch sách ông văn thư. Cửa kính sao lại bẩn thế này? Trần nhà gì mà đẩy mạng nhện thế kia? Bàn nào cũng đầy bụi. Sàn nhà thì chẳng chịu lau chùi gì cả... Không thể chịu được! Không chịu được! Hiểu chưa? Hả!...

Ra khỏi sở, Huyxên cũng thấy nhẹ nhõm hẳn, cái nhẹ nhõm hẳn, cái nhẹ nhõm của người trút bỏ được cái áo bông nặng trĩu khi vụ rét vừa hết.

Ông văn thư định trút giận lên đầu người gác cửa, nhưng ông này lại về nhà mất rồi. Làm sao bây giờ? Dù thế nào thì thế, sau cơn bực dọc, người ta cần phải được trở về trạng thái bình tĩnh. Ông văn thư bước lên xe điện.

- Cái nhà anh này! Dẫm cả vào chân người ta! - ông bắt đầu sinh sự với ông khách đứng bên cạnh - Chân cẳng cứ xéo bừa đi, chẳng nhìn gì hết!

Ông khách im không nói. Người soát vé tiến đến.

- Ông lấy vé đi!

- Anh không thấy tôi đang bị ép thế này à? Cả hai tay đều không nhúc nhích nổi thì làm sao mà rút được ví? Lúc nào xuống tôi sẽ mua!

- Không được!

- Sao lại không được?

- Đã bảo không được là không được! Ngộ nhỡ nhân viên kiểm tra đến thì làm sao?

Thế là thành to tiếng. Rốt cuộc, ông văn thư cũng tìm được người để trút giận.

Hết chuyến cuối cùng, người soát vé trở về nhà. Chị vợ toét miệng cười khi thấy anh về.

- Làm cái gì mà nghe răng như cái con khỉ thế? - anh soát vé bỗng thấy điên tiết - Cái thằng bố mày đây đứa nào cũng bắt nạt được, mà mày còn...

Chửi mắng vợ một trận nên thân xong, anh ngồi vào bàn điềm nhiên xới cơm ăn.

Chị vợ thì bắt đầu thút tha thút thít. Trong lúc đó, chú mèo cứ quẩn dưới chân. Cáu tiết, chị đá cho nó hai cái vào lưng. Thế là chú mèo ngheo lên một tiếng thảm thiết rồi nhảy bổ ra đường.

Chị vợ anh soát vé nép sát vào người chồng. Tình yêu đằm thắm nhất thường đến sau nước mắt. Cả đôi đều đã bình tâm lại.

"Bất kỳ việc gì cũng có tại sao của nó". Ví thử các báo đừng công kích ngài Tổng trưởng, thì việc gì chú mèo tội nghiệp nhảy bổ ra đường!

Con người dù sao cũng khôn ngoan, biết cách trở về trạng thái bình tĩnh. Nhưng còn chú mèo? Chú nhảy bổ đi mất như hoá dại. Liệu rồi chú có lấy lại được bình tĩnh hay không?

Điều ấy đến bây giờ tôi vẫn chưa dám chắc.

descriptionSống đẹp - đọc để suy ngẫm EmptyRe: Sống đẹp - đọc để suy ngẫm

more_horiz
Vì sao tôi không trở thành nhà văn

Tôi có năng khiếu làm nhà văn. Ðúng thế! Ngay từ khi mới ra đời, tôi đã biết... khóc oe oe rất có vần có điệu (vần oe ấy mà!). Lớn lên, trong lúc bọn bạn cùng tuổi chơi xe hơi, chơi bán quán thì tôi suốt ngày... ngồi nhìn trời mây, ngắm chuồn chuồn bay; khi đi ngoài đường thì lúc nào cũng lơ mơ cho đến khi... tông trúng một cái gì đó. Tóm lại, người dễ thương thì bảo “chắc nó có khiếu văn chương, còn những kẻ không biết nhìn người (tiếc thay, số này lại rất nhiều) thì... thậm chí tôi không dám kể ra những từ ngữ đau xót (xin mở ngoặc là tôi đau xót), mà họ dành cho tôi.

Chính vì thế mà tôi quyết chí trở thành một nhà văn thật lớn cho họ phải hối hận vì đã xem thường một tài năng trẻ (?!). Ðầu tiên, tôi tập viết văn. Sau một thời gian dài tập trung tư tưởng đủ cho tôi... tông vào cột nhà đến lần thứ chín mười tám, tôi hoàn thành một câu chuyện hết sức lâm ly hấp dẫn, với nhiều tình tiết hồi hộp éo le gay cấn, vừa mang màu sắc hình sự, vừa có sắc thái tình cảm lãng mạn (!). Tôi đường hoàng cho phép nhỏ em gái được thưởng thức đầu tiên. Nó chăm chú đọc câu chuyện của tôi một lần, rồi một lần nữa, và lại thêm lần nữa... Ôi, chưa bao giờ tôi thấy nó say mê truyện ngắn nào đến thế.

Khi nó đọc lại đến lần thứ năm thì tôi chịu hết nổi sự vui mừng, vội vàng hỏi : “Nó ngước mắt nhìn tôi và... ngơ ngác trả lời : “Không biết nữa. Em vẫn chưa hiểu gì hết...."

Bạn có thể tưởng tượng là tôi đau khổ đến thế nào. Sau đó, tôi kết luận là người thời nay sẽ không hiểu được văn chương cao siêu của tôi, nên tôi sẽ không chấp nhất với họ làm gì. Tôi quay sang làm thơ.

Bài thơ đầu tiên hết sức ngọt ngào sâu lắng, tha thiết, bay bổng, có thể làm rung động tim, gan, phèo, phổi... nói tóm lại là lục phủ ngũ tạng của con người. Tôi cho phép nhỏ em xem trước (tôi không giận nó về chuyện lần trước đâu, tôi vốn cao thượng lắm mà (!). Nó đọc bài thơ một cách cẩn thận, sau đó mắt sáng rỡ nhìn tôi : “Giỏi quá! Anh viết truyện dễ hiểu hơn rồi !!!

Tôi bỏ ăn.... vặt suốt hai ngày. Ðến ngày thứ ba thì tôi quyết định viết... hồi ký. Tôi sẽ kể lại số phận trái ngang của một tài năng trẻ - tức là tôi - đã bị vùi dập như thế nào. Rồi xem, người đọc sẽ phải khóc hết nước mắt vì xót thương, cũng đại loại như người ta đã xót thương cho nhà văn Gogh vậy (?).

Vì tôi không chịu nổi nước mắt, nên khi đưa tập hồi ký cho nhỏ em đọc, tôi vội vã bỏ đi để cho nó tự do khóc một mình. Hai mươi phút sau quay lại, tôi thấy mặt nó vẫn còn đỏ bưng, mặt đẫm nước. Trời ạ! Nó làm tôi cảm kích quá thể. Tôi bùi ngùi: “Em đừng xúc động quá! Khóc nhiều không tốt đâu!”

Nó quệt nước mắt, trả lời : “Em chảy nước mắt vì... cười nhiều quá đấy chứ.

Thế đấy! Tôi đã quá bất hạnh để không thể chịu đựng được nữa rồi. Vĩnh biệt các bạn! Ngay bây giờ tôi sẽ đi... tìm cái gì đó ăn cho đỡ đau khổ, sau đó sẽ leo lên giường, và... ngủ. Phải, ít ra là trong mơ người ta không cười đến chảy nước mắt trước những tác phẩm đầy bi kịch của tôi...

st......

descriptionSống đẹp - đọc để suy ngẫm EmptyRe: Sống đẹp - đọc để suy ngẫm

more_horiz
Vợ anh có bao giờ mệt mỏi vì anh không?

Khi Mariana đến nhà bạn gái chơi bài bi-rit-giơ hoặc đi thăm bà dì yêu quý, thì bao giờ cô ấy cũng để cho tôi một mảnh giấy nhỏ trên bàn ăn trong bếp. Trên mảnh giấy, vợ tôi thường ghi rõ mình đi chơi bao giờ về và để phần bữa cơm tối của tôi ở đâu. Phải thừa nhận rằng, ít khi tôi đọc những mảnh giấy đó, bởi vì nội dung hầu như lần nào cũng vậy. Còn về bữa ăn tối thì bằng cách này hay cách khác bao giờ tôi cũng tìm trên bếp hoặc trên tủ lạnh.

Hôm qua đi làm về, tôi trông thấy mảnh giấy nhỏ trên bàn, nhưng tôi chẳng để ý đến làm gì. Tôi còn mải xem có gì trong cái soong trên bếp. Hóa ra đó là món súp đậu hầm với thịt lợn mà tôi vốn ưa thích. Thế là tôi quên bẵng mảnh giấy ấy đi. Bây giờ tôi mới đọc và sửng sốt như vừa bị sét đánh ngang tai:

"Em cảm thấy rất mệt mỏi vì anh, và quyết định bỏ hẳn anh đấy. Em đã lên tàu đi Nam Mỹ với người bạn tốt nhất của anh. Chúc anh khoẻ. Ký tên: Mariana".

Đấy, tấn bi kịch bỗng nhiên đi vào cuộc sống của chúng tôi như vậy mà tôi không để ý gì đến thật, chẳng qua vì lười. Không để ý đến thật, vì tôi đã chén hết cả ba suất súp đậu hầm mà vợ tôi để lại, cũng chẳng thèm ngó đến mảnh giấy. Bây giờ khi đứng dậy pha cà phê uống, tôi bỗng nảy ra một ý muốn uống một cốc rượu cô nhắc. Tôi tin chắc rằng các bạn cũng chẳng từ chối một cốc rượu cô nhắc trong lúc này, nếu như vợ bạn cũng đi Nam Mỹ với anh bạn tốt nhất mà bạn vẫn tin cậy.

Nhưng chưa kịp mở nút chai thì bỗng nhiên nghe tiếng chuông reo ngoài cửa. Tôi ra mở cửa: đó là bà láng giềng Lac- xen.

- Hình như vợ anh không có nhà phải không? - Bà Lac-xen hỏi. Nếu như tôi biết sự thật, chắc tôi đã không trả lời rằng bây giờ vợ tôi có lẽ đang trên đường sang Nam Mỹ cùng với anh bạn quý nhất của tôi. Và bà Lac-xen đã có chuyện để nói với các bạn hoặc các bà láng giềng. Nhưng vì tôi không biết sự thật có phải thế không, nên tôi chỉ nói:

- Có lẽ vợ tôi đi uốn tóc hoặc cũng có thể là đang chơi ở nhà bà dì gần Bơ -rông -khơ.

- Ồ, tôi chỉ đem trả chị ấy cái dây thừng mượn hôm nọ để phơi quần áo. Xin cảm ơn anh chị - Bà ta đưa trả cái dây thừng và ra về.

Ngay lúc đó, tiếng chuông điện thoại lại réo lên. Tôi vứt cái thừng ấy và nhấc ống nghe.

- Chào cậu, Tô-max đây mà. E-na đã cho phép mình ngày mai đi săn, do đó mình mới định rủ cậu cùng đi. Ngày mai đã bắt đầu mùa săn thỏ rừng đấy. Cậu có đi được không? Mình sẽ đem theo rượu bia vì có khả năng chúng ta sẽ kiếm được khá đấy.

Đây mới thật là một đề nghị hấp dẫn. Chỉ có hoàn toàn chịu mất tự do hoặc cam chịu sống dưới gót giầy cao gót của vợ mới không nhận lời và cảm ơn Tô-max mà thôi. Nhưng cũng nói thêm vài lời phòng xa:

- Được rồi, nếu Mariana thả mình ra, thế nào mình cũng sẽ đi với cậu.

- Sẽ thả thôi - Tô-max nói không tin tưởng lắm. Nhưng nhớ đừng bỏ quên súng ở nhà nhé! Không lại như năm ngoái đấy. Nhớ không? Cậu mang theo cả một két bia, nhưng cái chính là súng đạn thì cậu lại quên.

Thật là một chuyện nực cười mà tôi ngượng suốt cả năm. Lần này thì tôi phải sắp sẵn ra không có lại quên mất.

Tôi vào trong phòng cầm khẩu súng ra, nhưng bỗng cảm thấy có mùi khí đốt thoát ra ngoài. Chắc là vừa rồi do lắm chuyện phải suy nghĩ, nên tôi đã mở bếp định đun nước pha cà phê nhưng lại quên không châm lửa. Tôi vừa toan quay vào bếp, thì bỗng thấy cửa xịch mở. Theo thói quen, tôi vội cất chiếc dây thừng đi trước. Vì Mariana không thể chịu nổi khi thấy dây thừng vứt loằng ngoằng dưới chân như rắn bò. Thế là tay cầm súng săn tôi vội mở cửa.

Đúng là vợ tôi thật. Mariana đưa mắt nhìn khẩu súng săn trong tay tôi rồi bỗng rú lên. Cô ta chạy vội lại ôm lấy cổ tôi, vừa hôn tôi, vừa run rẩy nói:

- Khổ quá, em chỉ định đùa thôi mà. Em chỉ định thử xem anh có hay đọc những mảnh giấy em để lại không. Ai ngờ anh lại tưởng thật và lại định tự tử bằng một viên đạn hay sao?

Bỗng cô ta lại trông thấy chiếc dây thừng:

- Giời đất ơi! Lại đến nỗi này nữa! Thế anh lại định treo cổ tự tử nữa à! - Cô nàng càng ôm chặt lấy tôi ra vẻ hối hận, định nói gì nữa. Nhưng bỗng ngửi thấy mùi khí đốt sặc sụa từ trong bếp đưa ra, cô ta lại càng tru tréo lên - Không, không! Lại còn thế này nữa. Anh yêu quý của em, anh yêu quý. Từ rày em không bao giờ làm như thế nữa.

Thế là sau đó, khi tôi ngỏ lời muốn đi săn với Tô-max ngày mai, cô ta đồng ý ngay, không dám can ngăn hoặc phàn nàn gì nữa.

Còn tôi thì sau chuyện xảy ra, hay vì phấn khởi quá, hôm sau tôi đã đi săn với Tô-max, nhưng lại mang theo cần câu chứ không phải súng. Chẳng là hôm qua vợ tôi đã giấu biến ngay khẩu súng và chiếc dây thừng đi rồi.

descriptionSống đẹp - đọc để suy ngẫm EmptyRe: Sống đẹp - đọc để suy ngẫm

more_horiz
Vì sao mà sống

Có ba người mặt mày buồn bã đến hỏi ý kiến của một nhà hiền triết, làm thế nào để bản thân sống được vui vẻ.

- Trước tiên, các ông hãy nói xem các ông sống vì cái gì? - Nhà hiền triết hỏi.

Người đầu tiên nói:

- Vì tôi không muốn chết, vì vậy mà tôi sống.

Người thứ hai nói:

- Vì tôi muốn nhìn xem ngày mai có tốt hơn ngày hôm nay hay không, vì vậy mà tôi sống.

Người thứ ba nói:

- Vì tôi có một gia đình phải nuôi dưỡng. Tôi không thể chết, vì vậy mà tôi sống.

Nhà hiền triết lắc đầu nói:

- Thế thì đương nhiên các ông không được vui vẻ rồi, vì các ông sống chỉ vì sợ hãi, chờ đợi, trách nhiệm bất đắc dĩ, chứ không vì lý tưởng.

descriptionSống đẹp - đọc để suy ngẫm EmptyRe: Sống đẹp - đọc để suy ngẫm

more_horiz
Vẽ gì dễ

Một anh họa sĩ vẽ hình cho Tề Vương (Vua Tề). Một hôm Tề Vương hỏi anh:

- Nhà ngươi vẽ cái gì khó nhất?

- Thưa bệ hạ, vẽ chó, ngựa là khó nhất.

- Vậy vẽ cái gì là dễ nhất?

- Thưa bệ hạ, vẽ ma quái là dễ nhất.

Bởi vì chó ngựa ngày ngày đều xuất hiện trước mặt mọi người, ai củng quen thuộc chúng nó, nên vẽ không phải dễ. Còn loài ma quái chúng không có hình dạng nhất định, chưa có ai nhìn thấy chúng bao giờ, nên vẽ rất dễ.

descriptionSống đẹp - đọc để suy ngẫm EmptyRe: Sống đẹp - đọc để suy ngẫm

more_horiz
Vẹt và châu chấu


Khoa La là tên một con vẹt, mỏ nó vừa đẹp vừa linh hoạt. Nó có thể mổ châu chấu trong các bụi cỏ rất chi là tự nhiên. Nó thấy loại côn trung xanh này ngọt và ngon nên sau mỗi lần chén no nê xong nó bỏ những phần thừa vào một chỗ dự trữ.

Chẳng bao lâu sau châu chấu không chịu cam phận. Chúng cững muốn được sống tự do. Thế là chúng vùng dậy phản kháng. Ðể chống lại kẻ thù chúng chúng bí mật tổ chức một "liên minh chấu chấu" và lên kế hoạch hành động cụ thể.

Hôm đó vẹt Khoa La lượn một hồi lâu mà chẳng bắt được con châu chấu nào đành nhịn đói quay về. Hôm sau vẫn thế, vẹt Khoa La buộc phải dùng đến thức ăn trong kho dự trữ.

Mấy ngày liền sau đó, vẹt Khoa La toàn không gặp may. Thức ăn dự trữ ngày một ít. Xem ra chỉ còn lại một một càng châu chấu. Vẹt Khoa La muốn để dành nhưng không được, nó đói không ngủ được "không ăn thì không ngủ được" nó tự nhủ. Cuối cùng nó ăn nốt càng châu chấu đó. Nhưng một chiếc càng châu chấu có thấm tháp gì! Bụng nó sôi eo éo cả đêm. Tờ mờ sáng hôm sau vẹt Khoa La buộc phải đi kiếm mồi. Vì đói nên nó rất yếu, dù đi bộ hay bay trên không trung nó đều cảm thấy mệt rã rời. Nó đành phải nghỉ dưới một gốc cây.

Bỗng vẹt Khoa La nghe thấy một âm thanh lạ:

Bu chi chi... cưa chi chi...

Bu chi chi... cưa chi chi...

Nó nghĩ có lẽ là bụng nó sôi thành tiếng, cứ ngủ cái đã, ngủ đi sẽ quên đói.

Bu chi chi... cưa chi chi...

Bu chi chi... cưa chi chi...

Âm thanh lạ đó cứ kéo dài mãi. Vẹt Khoa La càng nghe càng khó chịu: Nó muốn đi chỗ khác nhưng nó thấy trời đất tối sầm lại. "ồ! Sao ta lại không nhìn thấy gì cả. Ðây hẳn là bụng ta đang gào thét, nó muốn trả thù ta vì đã lâu ta không có gì cho vào bụng".

Lúc đó, Vẹt Khoa La thấy phía trước hình như có một đám mây lớn đang bay lại. Ðợi đám mây đó đến gần Vẹt Khoa La nhìn kỹ hoá ra đám mây là do rất nhiều con vật tạo thành. Ðang buồn bực thì đám con vật kia bay tới, con thì đánh, con thì đạp, con thì đẩy, con thì cắn khiến vẹt ta vừa đau vừa ngứa không thể chịu nổi.

"A! Trời ơi, đó là một đàn châu chấu", Vẹt KhOa La kinh ngạc kêu lân. Ðúng vậy, đàn châu chấu đông đúc bao vây Vẹt Khoa La làm nó lóng ngóng và sợ hãi.

Ðể thoát khỏi vòng vây Vẹt Khoa La buộc phải nhảy từ chỗ nọ sang chỗ khác, từ cành cây này sang cành cây khác. Nhảy mãi nhảy mãi sức nó cạn kiệt rồi "phộp" một tiếng nó rời từ trên cây xuống.

"Liên minh châu chấu" đã nghĩ ra cách đó. Vậy âm thanh lạ Vẹt nghe lúc nãy là gì? Té ra châu chấu có thể vừa đạp vừa bay. Vì tất cả cùng đạp nên những đôi càng răng cưa phát ra tiếng "bu chi chi, cưa chi chi". Chúng muốn dùng cách đó để uy hiếp kẻ thù trước. Lũ châu chấu quả là ghê gớm!

Ðội quân chấu chấu thấy vẹt Khoa La nằm bất động tưởng rằng đã chết nên tản đi.

Kỳ thực vẹt Khoa La chỉ ngất đi thôi. Vài giờ sau gió chiều mát mẻ thổi tới làm nó tỉnh lại. Lúc đầu nó vẫn ngỡ là một cơn ác mộng> Bốn bề im ắng, vẹt càng nghĩ càng tủi, hôm nay sao mà xúi quẩy hế không biết. Nó thấy cổ họng khô rát, thèm nước. Nó lê tới một dòng suối cạnh đó uống nước. ánh trăng phản chiếu trên dòng suối láp lánh anh bạc, thật giống một tấm gương.

Vẹt Khoa La soi mình vào dòng nước, nó giật mình và dường như không nhận ra mình nữa, mũi xanh mắt quầng, xấu xí quá!

"Lũ châu chấu thật đáng sợ", vẹt Khoa La tự nhủ, "Nhưng ta chẳng phải có một cái mỏ vừa đẹp vừa linh hoạt sao? Chẳng phải trước đây đã từng mổ châu chấu rất tự nhiên đó sao? Tại sao vừa nãy lại không phát huy tác dụng nhỉ?"

Từ đó trở đi mỗi khi vẹt gặp châu chấu đều không dám mổ. Lúc đói nó kiếm vài cọng cỏ để ăn hoặc mổ những hạt quả mềm ăn nhân.

Câu chuyện mách bảo ta điều gì? Kẻ yếu thì phải đoàn kết lại thì mới thắng được kẻ mạnh.

descriptionSống đẹp - đọc để suy ngẫm EmptyRe: Sống đẹp - đọc để suy ngẫm

more_horiz
Vườn kỷ niệm
Hạnh Nguyễn

Ngày xưa, xưa ơi là xưa , chắc chắn một điều là mọi người vẫn còn nhớ như in ngày ấy ở trong trí nhớ cuả mình. Vì từ ngày xưa ấy cho đến hôm nay chúng ta vẫn luôn nhắc về nó như một miền nhớ thân yêu.

Vào một ngày chia theo thì quá khứ, khi bước đi sau cơn mưa, bầu trời trong xanh hiện lên một sắc cầu vồng gợi nhớ về một câu chuyện đời rất thực.

Thuở xưa, khi chưa có loài người mà chỉ mới có muôn thú thôi, có một mảnh đất phủ đầy cỏ, và người ta gọi mảnh đất ấy là thảo nguyên xanh. Cũng có người lại bảo rằng đây là thung lũng cỏ xanh, chẳng biết nên gọi làm sao cho đúng. Thôi thì kêu là một mảnh đất xanh đầy cỏ cho vừa lòng tất cả vậy.

Trên mảnh đất ấy, chỉ có cỏ và cỏ thôi, chứ lúc ấy chưa có gì hết. Cỏ trải dài từ nơi này qua nơi khác, xanh và xanh. Mà bởi chỉ có cỏ nên muôn loài có vẻ như ngày càng cảm thấy chán cảnh vật ấy. Chẳng có gì là mới mẻ, ngày hôm nay cỏ vẫn giống như ngày hôm qua. Cỏ đồi bên này có mất đi một chút thì tìm sang đồi bên cạnh. Quẩn quanh chỉ là cỏ và cỏ, một màu xanh xanh xanh mà thôi. Ở trên cao chỉ có mỗi ông Mặt Trời điểm màu vàng vàng vàng hằng ngày. Muôn loài thốt lên rằng, cuộc sống thật tẻ nhạt làm sao, khi mà ngày hôm nay cũng chỉ giống hôm qua và sẽ giống nhau vào mai kia mốt nọ. Muôn thú nhìn cảnh như thế nên đâm ra chẳng còn muốn nhìn gì nữa, chị Thỏ vẫn là chị Thỏ, anh Gấu cứ là anh Gấu, chẳng ai thay đổi. Chị Bò cái cùng lũ con cũng vậy, ngày nào cũng gặm cỏ hoài mà không biết chán, lũ con chị cũng quẩn quanh như mẹ chúng nó. Muôn thú nhìn nhau ngán ngẩm, thế là chúng sống thờ ơ với nhau dù rằng chúng biết cảm giác hôm nay cũng giống như cảm giác cuả ngày mai chẳng có gì là thay đổi. Vậy nên muôn loài mạnh ai nấy sống, coi như không có gì xảy ra, thờ ơ và dửng dưng. Cuộc sống ấy tẻ nhạt như mảnh đất chỉ mỗi màu xanh ấy vậy! Buồn thật buồn vì cảnh vật chẳng có gì khác hơn, muôn thú cũng chỉ có thế.

Rồi một ngày nọ, từng cơn gió to thật là to thổi ào ào hối hả, bầu trời thì tối sầm, muôn vật tỏ ra sợ hãi vô cùng. Sau cơn gió ầm ào ấy trời đổ mưa như trút nước, nước lênh láng chảy dài quẩn quanh thung lũng xanh tươi ấy, những hạt mưa to liên miên không ngớt gieo xuống những hạt nặng nhọc. Muôn thú có vẻ thích thú với cơn mưa lắm, nhưng mưa một ngày lại đến hai ngày, rồi ba ngày. Thế thì chán lắm, mưa hoài hà, muôn thú than thở. Mưa thế này, thung lũng ngập trong nước mất. Mưa xuống thì tránh mưa nên bụng ai cũng đói meo, cũng teo tóp lại, ba ngày rồi chứ ít ỏi gì, mưa quá làm sao đi kiếm ăn đây.

Mặc cho muôn thú than thở, trời vẫn cứ mưa, đến ngày thứ tư thì mọi nơi hầu như đã ngập nước hết cả rồi. Từng đoàn từng đoàn dẫn dắt nhau đến nơi cao hơn để tránh mưa, cả bọn tạm lánh vào một cái hang chật chội. Lố nhố cả bầy thú trong cái hang bé xíu ấy không phải là một cảnh tượng dễ chịu chút nào. Cùng ở một chỗ chật hẹp, lại đói, đâm ra cáu bẳn khó chịu, từ xưa đến giờ anh Sư Tử hiền ơi là hiền, bây giờ trời thì mưa mà bụng thì đói mà lũ bê con cứ chạy nhặng xị, bực mình anh chỉ khe khẽ nhe răng. Thế mà chúng vẫn chẳng chịu yên cho, anh đâm bực, gầm một tiếng. Cả bọn trong hang cứ trợn mắt nhìn rồi hốt hoảng đổ dồn về hẳn một phía. Ui cha! Hôm nay chúng bắt đầu biết sợ Sư Tử rồi đấy. Sư Tử thì hài lòng, thì ra mình cũng có uy lắm, thế cho tụi nó biết, đừng có mà không biết tôn trọng người khác, ở đây chật chội thì phải biết nhường nhịn và đừng có làm ồn ào, chỉ càng đói thêm và xì-trét nữa.

Sau bữa đó, hôm sau là ngày thứ năm rồi, mà trời vẫn mưa, bây giờ trong hang tối, muôn thú nằm bẹp dưới đất, chúng đói khát rã rời. Muôn thú bắt đầu biết nhớ, à, bây giờ nhớ cái lũng cỏ xanh nhàm chán kia, sao nó xanh tươi quá. Thế là cả bọn cùng nhao nhao lên, chị Thỏ nói rằng mình nhớ những bụi cỏ sau nhà, nhớ mấy củ cà-rốt đo đỏ cuả mình. Anh Gấu thì nhớ con suối cạnh nhà, hằng ngày đến bắt cá, nhớ tiếng suối róc rách nè, nhớ từng bậc đá ở con suối nè, nhớ những lần lang thang dọc bờ suối nè, nhớ những ngày oi ả ra suối tắm nè. Chị Bò cái và mấy chị cùng hội thì mơ màng, ái cha, tui nhớ cảnh Mặt Trời mọc mỗi buổi bình minh tui gặm cỏ quá, nhớ cảnh Mặt Trời lặn nữa chứ. Thế mà cứ tưởng các chị chỉ gặm cỏ thôi chứ biết gì là thiên nhiên kia chứ.

Các chị nhao nhao cả lên, chị thì nói nhớ những cánh bướm hay chao nghiêng xung quanh chị những buổi sớm mai, chị thì nhớ và thèm những cọng cỏ xanh ngọt ngào đẫm sương đêm mỗi sáng. Mà sao các chị nhớ đến việc ăn không thế nhỉ. Anh heo rừng có vẻ cũng tâm đắc cùng các chị, anh nhớ những lần lùng sục khắp thung lũng, nghe những hương thơm lạ, anh bây giờ muốn hít một mùi hương cũng không được. Sư Tử thì có vẻ trầm ngâm, nhớ những lúc nằm dài dưới gốc cây yên lành mà tắm nắng, nhớ tiếng gió vi vu theo tán lá mỗi ban trưa… Rồi cả bọn ngồi thần thừ, chúng nhớ mông lung đủ thứ chuyện mà trước cơn mưa chúng cho là cảnh vật thật đáng chán biết bao.

Sang ngày thứ sáu, muôn thú đói lắm rồi, đói đến hoa cả mắt, thấy mấy chị Bò cái vẫn còn ngồi nhiều chuyện, anh Sư Tử ngán ngẫm, bọn này chẳng chịu để dành hơi trong bụng để vưọt qua cơn đói gì cả. Đám bê con thì cứ quẩn quanh chân mẹ chúng mà rút rút đầu vào bầu sữa. Chợt tiếng bác Dê la lớn, hay là các chị phụ nữ nói chung, các chị Dê cái Bò cái, các chị cho chúng tôi một chút sưã cho ấm bụng chờ hết cơn mưa nhé. Một chút sữa cũng là quá đủ, mà trong hang hình như số chị Bò chị Dê cũng vượt trội cánh đàn ông. Thế là cả bọn hí hửng, được cứu rồi, có đồ ăn treo trước mắt mà chả cha nào để ý đến. Rồi muôn thú xúm vào, khổ thân các chị, mấy ngày trước các chị còn khoẻ không chịu xin sữa, đợi các chị đói meo bảo là xin, cũng may là các chị vẫn còn để cho, không thôi chết cả lũ (sau ngày hôm nay mới biết, tấm lòng các chị phụ nữ là cao cả lắm, đức tính hi sinh cũng từ đây đấy, các chị đói và mệt nhưng vẫn vắt hết sữa trong người mà nuôi tất cả đấy).

Buổi sáng hôm ấy, đã là ngày thứ bảy, hình như bên ngoài ngớt mưa. Nghe văng vẳng đâu còn có tiếng chim nữa cơ. Anh Sư Tử thính tai, khẽ khàng nói, hình như hết mưa rồi!

Ôi! cả bọn đang mệt nhoài, chập chờn ngủ cũng ùa nhau tỉnh dậy xem có thật mưa đã dứt rồi không. Cả bọn bước ra nhìn xung quanh, mưa đã dứt hẳn, nước cũng từ từ rút hết. Trên cao, Mặt Trời đang cười kia kìa, mà còn có một vầng sáng gì lạ lắm ở gần Mặt Trời nữa. Cả bọn hớn hở nói cùng nhau rằng mấy hôm nay mưa, Mặt Trời cũng mắc mưa, nên vắt chiếc khăn lau khô chúng ta đấy. Nào cùng chạy đến cho nó khô ráo vậy, khi chúng chạy ùa về phía trước thì chúng thấy trên những mảng cỏ xung quanh bây giờ lác đác mấy "cái gì đó" trông giống giống Mặt Trời, chắc là lũ con Mặt Trời đấy!

Cả bọn đứng tụ tập quanh Mặt Trời và chiếc khăn lông bảy màu to lớn, chúng lên tiếng hỏi Mặt Trời lúc có mưa biến đi đâu. Mặt Trời chẳng nói chỉ cười khà khà, cả bọn nghĩ bụng chắc là lão ấy ngủ với đám mây chứ đi đâu. Sư Tử hỏi cái khăn lông bảy màu mua ở đâu đẹp thế, Mặt Trời cười lớn, bảo rằng đây là cầu vồng, từ hôm nay, hễ khi mưa xuống, sau cơn mưa sẽ có cầu vồng hiện lên. Mặt Trời còn hỏi tất cả rằng cầu vồng có đẹp lắm không? Muôn thú nhìn mà không chạm vào được nên cũng tiếc lắm. Chỉ có bác Dê già là lẩm nhẩm, cầu vồng là ánh sáng cuả Mặt Trời, vì không thể chạm vào nên ta chỉ đứng xa ngắm nhìn, vì đứng xa một chổ ngắm nhìn nó lung linh nên khi nào ta cũng thấy nó đẹp, caí đẹp là cái ta không thể cảm nhận bằng tay mà bằng tâm hồn mình.

Cả bọn nghe bác Dê nói, cũng cho là tạm hiểu và cũng thấy có lý. Nhưng bác Dê lại hỏi Mặt Trời những "cái" trông giống bác Mặt Trời là "cái gì", mà sao hôm nay lại có, có phải con bác Mặt Trời không. Bác Mặt Trời bảo chỉ cười, nói rằng chẳng hề biết đến hoa ấy đâu, nhưng mà "cái ấy" gọi là bông hoa, và chắc là hoa dại ấy, rồi hướng ánh nhìn về những bông hoa tấm tắc khen, khen hoa giống ta quá, rực rỡ quá, hoành tráng quá (bác Mặt Trời cố ý nhấn mạnh ưu điểm cuả minh với muôn loài). Mấy chị Bò cũng quẩn quanh ngắm hoa ra chiều thích thú, Bác Dê lại vẫn trâm ngầm, thôi ta kêu là Hoa Hướng Dương, vì nó giống bác Mặt Trời, vì sau cơn mưa nó tràn lên sức sống, nó mang nhiều sức sống quá, màu vàng cuả nó cũng giống bác Mặt Trời nữa. Thế là cánh đồng hoa ấy có cái tên Hoa Hướng Dương, muôn thú thì có vẻ hạnh phúc hơn nhiều, thấy xung quanh mình cảnh vật đồi khác, rực rỡ hơn và thân thương hơn, chứ chằng còn nhàm chán nữa.

Buổi tối hôm ấy, muôn thú cùng nhau ăn mừng, bên ánh lửa ngồi cạnh nhau. Muôn thú gợi lại cho nhau những kỉ niệm ít ỏi chúng có với nhau những ngày mưa (và cả những kỷ niệm mà chúng nhớ được về những ngày tháng trước khi có trận mưa dữ dội kia nữa chứ), dẫu là ít ỏi vậy thôi chứ thực ra là nhiều lắm, chúng không sống thờ ơ với nhau như dạo trước nữa, kỉ niệm mới, kỉ niệm cũ cứ dâng dấy trong mắt chúng theo từng ánh lửa đêm. Sáng hôm sau, thung lũng cỏ xanh vẫn như xưa, chỉ đổi khác rằng có thêm nhiều loài "hoa" (như lời bác Mặt Trời nói) mới mọc lên đẹp cho thung lũng, muôn thú gắn bó với nhau hơn, từ thung lũng mọc lên một khu vườn, gần cái hang mà muôn thú tránh mưa. Khu vườn ấy mọc rất nhiều hoa, có hướng dương nè, có cúc nè, có hoa mắc cỡ nè, nhiều nhiều hoa lắm, có hoa vừa đặt tên và có cả những hoa chưa kịp đặt tên. Muôn thú nhất trí đặt tên cho khu vườn ấy là vườn kỉ niệm để gợi nhớ những ngày thuộc về hôm qua hôm kia, thuộc về kí ức.

Vườn kỉ niệm ấy tồn tại mãi đến ngày hôm nay. Ngày nay, trong mỗi chúng ta cũng có một khu vườn kỉ niệm cho riêng mỗi người, nơi đó chúng ta cũng gieo trồng nhiều những bông Hoa Hướng Dương, hoặc những bông hoa hồng để giúp ta gợi nhớ những ngày bình yên, tươi đẹp, hay những ngày mưa trong cuộc đời mình. Để một lúc nào đó, khi bất chợt nhìn ánh cầu vồng, ta nhớ về một khu vườn đầy những kỉ niệm vui có, buồn có đó... Khu vườn ấy mang nhiều màu sắc âm thanh và mãi mãi sống trong lòng chúng ta, bởi vì kỉ niệm không phải nhất thiết phải là kỉ niệm vui hay buồn, đơn giản vì chúng ta không có chúng lần thứ hai, ta chỉ biết đơm thêm vào khu vườn ấy những bông hoa khác mà thôi. Và vì thế, hãy nhớ nâng niu những kỉ niệm cuả chúng ta và trồng thêm vào khu vườn cuả chính mình những bông hoa cuộc đời. Khi biết nhớ, biết yêu những điều đã qua cũng chính là lúc ta thắp lên trong ta nghị lực cho ngày mai.

Có một khu vườn ngự trị trong lòng mỗi người. Nơi đó thấp thoáng những phiền muộn cũng như những hạnh phúc, vì nó là một khu vườn nên người ta hay cứ ngắm nhìn nó, khu vườn ấy chính là kỉ niệm, là nhớ đến và nghĩ về…

descriptionSống đẹp - đọc để suy ngẫm EmptyRe: Sống đẹp - đọc để suy ngẫm

more_horiz
Vụ lộn xộn trong quán rượu
Aziz Nesin

Đến bây giờ tôi vẫn không sao quên được chuyện xảy ra với tôi trong quán rượu Hacđen.

Quán này đã bị dỡ đi từ lâu, và ở đó người ta đã xây một vườn hoa cho trẻ con chơi, nhưng trí nhớ của tôi không hiểu sao cứ quay về với kỷ niệm cũ ấy.

Chuyện xảy ra vào quãng gần sáng. Tôi đang ngồi trong quán đối diện với một cô gái người Hung có khuôn mặt nhỏ múp míp như búp bê. Hồi đó trong các quán nhậu ở Xtămbun hay gặp nhiều con gái Hung. Trên bàn trước mặt mỗi chúng tôi có đặt một bát rượu "bồn" rõ to, loại rượu này bây giờ thường đựng trong những cốc vại, nhưng thời đó người ta uống chúng bằng những cái bát to gần bằng cái chậu. Và mỗi bát rượu như vậy, như tôi còn nhớ, giá khoảng mười lia.

Lúc đó tôi còn là một sinh viên mới hai mươi tuổi, tôi rất sợ bị mất tiền thì ê cả mặt, nên lúc nào cũng phải thò tay vào túi quần xem lại.

Tôi mời cô bạn gái của tôi nhảy. Nhưng nhảy với cô ta tôi chẳng thấy hứng thú chút nào. Người cô ta gầy đét như que củi, và cao đến mức loại thấp người như tôi chỉ đứng đến ngực cô ta. Trở lại bàn chúng tôi lại tiếp tục trò chuyện, nếu như có thể gọi đó là cuộc trò chuyện. Vì cô ta cứ liến thoắng bằng thứ tiếng Pháp giả cầy của mình, còn tôi thì bằng thứ tiếng Anh giả cầy. - Phải khó khăn lắm chúng tôi mới hiểu được nhau.

Tất nhiên tôi có thể ngồi ngậm miệng cũng chả sao, nhưng tôi nghĩ như thế không được lịch sự. Vì con người khác con vật chẳng qua cũng chỗ biết nói.

Vậy là giữa chúng tôi đang toát mồ hôi ra để cố hiểu nhau thì trong quán xảy ra một chuyện khác thường.

Đầu tiên chiếc đèn chùm tự nhiên rơi đánh "xoảng" một cái xuống sàn. Giá như không có mấy đèn mờ ở bốn góc tường thì cả gian phòng sẽ tối như bưng. Những cuộc ẩu đả diễn ra ở mấy chỗ khác nhau. Bàn con và ghế đẩu cứ bay vèo vèo qua đầu. Ngay chính giữa phòng một đám rất đông đứng tụ lại, sau đó tản ra thành từng nhóm nhỏ tiếp tục đánh nhau.

Tôi chưa kịp hiểu đầu đuôi câu chuyện ra sao đã thấy một bàn tay mạnh như gọng kìm siết chặt lấy gáy và ấn đầu tôi vào bát rượu. Tôi thấy mình như một con gà bị túm chặt cánh, sắp ngạt thở đến nơi. Phải khó khăn lắm tôi mới thoát ra được. Nhưng hai chân tôi bỗng chổng vó lên trời, và chính tôi cũng không ngờ, tôi ngồi ngay vào bát rượu...

Có nhiều tiếng còi hét inh ỏi. Tiếp đó là tiếng chạy thình thịch. Rồi có người túm tay tôi lôi đi. Trong phòng tối om, nên ra đến ngoài đường có đèn sáng tôi mới nhận ra đó là cảnh sát. Sau đó người ta lôi từ trong quán ra vài thanh niên nữa. Rồi bắt tất cả đứng xếp thành một hàng. Té ra chúng tôi có sáu người, còn cảnh sát khoảng mươi, mười lăm người.

Một lúc sau người chủ quán bước ra áo quần rách tả tơi.

- Chính bọn chúng đấy! - Lão ta nói - Tôi đã gọi điện cho ngài Muamme.

Cảnh sát xếp hàng đôi giải chúng tôi về đồn. Ở đó một viên cảnh sát báo cáo với thanh tra cảnh sát:

- Chúng tôi đã giải bọn côn đồ đến.

- Ngài Muamme sẽ đích thân tra hỏi chúng. Tôi vừa hân hạnh được ngài gọi điện báo cho biết như vậy. - Viên thanh tra nói.

Chúng tôi bị tống lên xe cảnh sát và tống đi. Tất cả năm người bạn bất hạnh của tôi cứ như bắt được của, ngồi trên xe họ hát vang như trên đường ra ngoại ô chơi.

Chúng tôi bị dẫn lên một căn phòng rộng trên tầng hai trong sở cảnh sát. Có hai người đã chờ sẵn ở đó. Một người là chính tay chủ quán nọ, đã kịp thay quần áo, đang ngồi ở xa lông nhai thuốc lá. Người kia là giám đốc sở thì đúng. Hai mắt ông ta ánh lên như tia chớp, hệt như thần Zớt đang nổi giận. Sau này chúng tôi mới được biết, đó chính là ngài Muamme. Vừa nhìn thấy ngài tôi đã thấy bủn rủn cả người. Nhưng năm anh bạn của tôi thì dường như chẳng coi ngài ra cái gì. Một anh cứ thản nhiên nhai kẹo cao su chóp chép. Anh thứ ba cứ mấp máy môi khẽ hát câu gì trông rất xấc láo.

- Bọn chúng đây phải không? - Ngài giám đốc hỏi.

- Vâng, - lão chủ quán đáp. - Chúng đã đập phá làm gẫy hết cả bàn ghế trong quán. Làm bị thương hai cô gái. Còn tôi bị chúng đánh thâm tím cả mặt.

Bản chất học trò đã ăn sâu vào máu thịt tôi từ bé, nên tôi không sao bỏ được cái thói quen học trò. Lần này cũng vậy, vừa nghe nói đến đó thì tôi giơ ngón tay trỏ lên ra ý kiến được trả lời.

Ngài Muamme quay tít dùi cui trên không một cái đe dọa rồi quật đánh "bốp" một cái xuống bàn.

- Không được nói chuyện! - Ngài gầm lên.

Sau đó ngài bắt đầu hỏi cung từ anh chàng nhai kẹo cao su.

- Nhổ cái thứ tởm lợm ấy ra! Anh đang đứng ở đâu?

Anh chàng này vẫn thản nhiên nhai kẹo cao su như không có chuyện gì xảy ra. Chỉ có đôi mắt hơi nheo lại tỏ ý khinh tất cả mọi cái và mọi người. Ngài Muamme điên tiết:

- Hừm, được, chờ đấy, ta sẽ bẻ gãy hết xương sống chúng bây. Ta sẽ làm chúng bay phải ân hận vì đã sinh ra trên đời này, đồ quái thai, lũ mất dạy!

còn nữa.....

descriptionSống đẹp - đọc để suy ngẫm EmptyRe: Sống đẹp - đọc để suy ngẫm

more_horiz
tiếp...

Một anh cười hô hố, còn mấy anh kia tiếp tục cười khẩy. Ngài Muamme hỏi từng người và dùng những lời lẽ tục tằn nhất để chửi rủa tất cả. Nhưng chả ai buồn động đậy. Khi ngài đến gần tôi, chân tôi như muốn khụy....

Ngài Muamme quay sang lão chủ quán bảo:

- Trông biết ngay một lũ con nhà không cha mẹ. Ông cứ nhìn chúng xem! Trông không ra hồn người. Một lũ bụi đời. - đoạn ông quay sang tôi nói thêm - Họa chăng có thằng này trông còn có vẻ có giáo dục một tí.

Rồi ông giáng cho tôi hai cái tát và nhổ vào mặt tôi một cái.

- Thằng này ít ra trông còn có vẻ biết sợ. - Ngài Muamme nói tiếp - Có cảm tưởng dù sao cha mẹ nó còn biết dạy nó đôi chút.

Sau đó ông lại quay sang chửi bới, thóa mạ tất cả chúng tôi.

- Lũ chó đẻ, đồ quái thai! - Ông quát to đến nỗi cửa kính rung ầm ầm. Ngài chửi một thôi một hồi, dùng hết tất cả những lời lẽ tục tằn thô lỗ nhất. Tôi lại giơ ngón tay trỏ, nhưng vừa định nói "Thưa..." thì ngài đã lại rít lên: "không nói chuyện!"

Rồi ngài chồm tới chỗ anh chàng đang cười khẩy:

- Ông thử nhìn cái thằng mặt thớt này coi! Đừng có trông mong chút gì tử tế ở nó! Thế mà cứ bảo "Thanh niên là nguồn hi vọng của cả nước!"

Sau khi nhìn khắp lượt bằng cặp mắt trấn áp, ngài tiến đến gần cậu thanh niên đang nhai kẹo cao su:

- Tên mày là gì?

- Mêtin.

- Họ?

Anh chàng nói họ của mình.

- Thế tên bố là gì?

Nghe anh chàng trả lời xong, mặt ngài Muamme bỗng ngẩn ra.

- Thế ông bố đáng kính của cậu làm gì? - Ngài hỏi, giọng đã đổi hẳn.

- Thế ông không biết bố tôi làm gì à? - Cậu thanh niên bắt đầu phản công.

- Tôi biết... tôi biết... Tất nhiên... tôi biết... Chà chà... Sao cậu lại đi giao du với tụi đầu đường xó chợ này? - Ngài giám đốc nói với giọng khuyên răn - Người ta đã nói "Gần mực thì đen..." - Ngài nói thêm rồi quay sang lão chủ quán bảo:

- Sao ông lại dẫn cậu ấy về đây?

- Dạ... thưa... tôi không có kêu ca phàn nàn gì về cậu này cả... cậu ngồi rất ngoan, không có hành động gì xấu cả. Tôi không có khiếu nại gì về cậu ấy cả.

- Lần sau phải chú ý hơn nhé! - Ngài Muamme quở trách - Không có khiếu nại gì, nhưng do lỗi của ông mà cậu ta bị giải đến đây. Thật xấu hổ. Bây giờ chúng ta biết xin lỗi cậu ấy ra sao?

- Thề có thánh Ala, tôi không dẫn cậu ấy đến đây. Chẳng qua vì thiện chí cậu ấy tự nguyện đến thôi. - lão chủ quán ấp úng nói.

- Tôi không có nói xấu gì về cậu cả, - ngài Muamme quay sang bảo cậu thanh niên đang nhai kẹo cao su - Hoàn toàn không. Vì thế mong cậu đừng giận, đừng nghĩ những lời tôi vừa nói là ám chỉ cậu... Sao cậu cứ đứng mãi thế? Xin mời cậu ngồi xuống đây. Xin cứ coi như ở nhà vậy. Còn thằng này tên gì? - Ông quay sang cậu thanh niên đang khe khẽ hát.

- Erơgin.

- Bố là ai?

Nghe thấy tên bố cậu ta, sắc mặt ngài Muamme thay đổi ngay. Một mắt ngài cứ giật giật. Ngài quăng ngay cái dùi cui đi, rồi cứ lấy hai tay vỗ vào đầu gối:

- Chà, chà... Làm sao tôi không đoán ra ngay cậu là con nhà ai nhỉ? Lẽ ra tôi phải biết ngay. Xin mời cậu ngồi... Mong cậu tha lỗi cho... Thề có thánh Ala, những lời tôi chửi lúc nãy hoàn toàn không nhằm vào cậu...

Lão chủ quán ngồi mặt tái nhợt không còn hột máu và lẩm bẩm câu gì nghe không rõ.

Ngài Muamme lại quay sang hỏi một trong mấy anh chàng cứ đứng cười nhạt.

- Còn cậu... cậu là con ai?

- Ông vừa bảo tôi là đồ chó đẻ. Nghĩa là tôi là con của chó!

- Ai? Tôi bảo ấy à? Đâu có! Mà nếu tôi có nói thế thì cũng không phải tôi nói với cậu.

- Nhưng tôi vẫn là đồ chó đẻ. - Anh chàng say khướt tỏ ra rất ngông nghênh.

Ngài Muamme phải lôi lão chủ quán ra làm người làm chứng.

- Thề có thánh Ala, ông hãy làm chứng là tôi không nói cậu ấy như vậy đi!

- Tôi cũng không nói gì xấu về cậu ấy cả. - Lão chủ quán cũng vội vàng thanh minh.

- Phải, phải... chẳng qua tôi chỉ nói chung chung thôi, chứ không ám chỉ cụ thể ai.

Ngài Muamme cứ lần lượt hỏi cụ thể từng thanh niên một, rồi sau khi biết bố họ là ai, giữ chức vụ gì, ngài thay đổi hẳn thái độ, tươi cười niềm nở mời từng người ngồi.

Tôi hiểu rằng chỉ có tôi là kẻ giơ đầu chịu báng. Vì những câu chửi rủa của ngài Muamme phải nhằm vào ai chứ? Nên chỉ còn tôi là người mà ngài có thể trút hết cơn giận dữ và đổ hết tội vào đầu tôi để tháo thân. Như thế sự việc sẽ kết thúc ở đó. Còn mấy thanh niên có những ông bố có thế lực kia tất nhiên ngài sợ không dám đụng đến.

Khi đến lượt tôi, tôi đã định nói bừa tên một người có thế lực nào đó. Nhưng nói tên ai bây giờ? Vả lại, ngài Muamme đã bảo rằng dù sao tôi cũng còn là con nhà có giáo dục. Nhưng nếu lời bịa đặt của tôi bị bại lộ thì sao? Tôi đưa mắt liếc trộm anh chàng đang nhai kẹo cao su. Anh này nháy mắt ra hiệu gì đó với tôi, nhưng tôi không hiểu ý anh.

Vậy là hi vọng cuối cùng của ngài Muamme đặt hết vào tôi. Ngài rít răng hỏi tôi, nhưng để phòng xa, miệng vẫn cười:

- Còn cậu, cậu là con ai?

- Anh ấy cùng hội với chúng tôi. - Bất ngờ một thanh niên lên tiếng trả lời thay tôi.

Rồi cậu nhai kẹo cao su cũng ủng hộ luôn:

- Đúng, anh ấy cùng hội với chúng tôi.

Cuối cùng bao nhiêu tức giận, ngài Muamme đành trút hết vào đầu gã chủ quán:

- Hừm! Đồ súc sinh vô lại! Đồ con lừa! - Ngài gào lên với lão ta. Một trận chửi rủa trút vào đầu gã chủ quán - Cho mở những cái quán như thế làm gì? Chả lẽ ông không tìm được việc gì tử tế đúng đắn hơn là đi vu khống cho những thanh niên vô tội này sao?

Mấy chàng thanh niên say đến nỗi định gây lộn xộn ngay trong sở cảnh sát.

- Chúng ta là đồ chó đẻ. - Họ đồng thanh gào to.

- Xin lỗi, tôi không có nói như vậy - ngài giám đốc quay sang họ phân trần - Nếu tôi có chửi ai thì chỉ chửi cái lão xỏ lá này thôi... - ngài chỉ vào lão chủ quán.

Biết rằng mọi việc thế là hỏng bét, sợi chỉ cuối cùng đã đứt, lão chủ quán gật đầu thú nhận:

- Tất nhiên, tất nhiên, ngài chửi như thế là chỉ chửi tôi thôi. Tôi có lỗi vì đã không kính trọng mấy vị trẻ tuổi này...

Rồi lão ta và ngài giám đốc, hai người tranh nhau xin lỗi, trong khi năm anh chàng kia cứ ra sức gào lên:

- Bọn ta là đồ chó đẻ! Bọn ta là đồ chó đẻ!

- Tôi là đồ chó đẻ! Tôi là đồ chó đẻ! - Lão chủ quán ra sức gào to hơn để át đi.

Ngài giám đốc nghiêm mặt nhìn gã và bảo:

- Đêm nay ông phải mời các cậu ấy ăn nhậu thỏa thích. Hết bao nhiêu tôi sẽ thanh toán.

- Ấy chết, sao lại thế ạ! Tôi xin chịu một nửa chi phí... Chỉ mong các cậu ấy tối nào cũng đến... - Lão chủ quán lắp bắp.

Mãi lúc đó mấy chàng thanh niên mới chịu thôi không gào nữa. Trước khi thả họ, ngài giám đốc bắt tay từng người. Người thì ngài nhờ chyển lời hỏi thăm kính cẩn đến cụ thân sinh, người thì được ngài bảo "Tôi xin hôn tay ông cụ thân sinh đáng kính của cậu", người được ngài nói "Thề có thánh Ala, tôi không hề nói gì xấu về cậu. Đây là tôi nói về cái thằng mặt lợn ngu ngốc kia!"

Khi đến lượt tôi, ngài đặt tay lên vai tôi bảo:

- Ta biết anh không phải cùng hội với họ, nhưng nhờ mấy thằng đầu đường xó chợ ấy anh đã thoát thân một cách quá rẻ. Nhìn mặt anh, ta biết ngay anh là con nhà tử tế. Anh đừng tưởng lừa được ta. Thôi, cút ngay khỏi đây!

hết...

descriptionSống đẹp - đọc để suy ngẫm EmptyRe: Sống đẹp - đọc để suy ngẫm

more_horiz
Về nhà

Trong khi đợi bạn tôi ở sân bay, tôi đã chứng kiến những khoảnh khắc đáng quí nhất đời mình. Và chuyện đó xảy ra chỉ cách nhà tôi khoảng nửa mét. Tôi thấy một người đàn ông xách 2 chiếc túi nhỏ. Anh ta dừng lại ngay cạnh tôi, nói người nhà anh đang chờ.

Đầu tiên anh ta cúi xuống đứa con trai nhỏ nhất chỉ khoảng 5 hay 6 tuổi, hôn nó thật thắm thiết. Hai cha con ôm chặt lấy nhau trông thật tình cảm. Rồi người cha lùi lại một bước, nhìn vào mắt cậu bé và nói: "Gặp lại con thật vui quá, bố nhớ con lắm!". Cậu bé bẽn lẽn cười, cúi xuống và nói: "Con cũng thế ạ!".

Người đàn ông đứng thẳng dậy nhìn câu bé lớn hơn và nói: "Con đã thực sự trưởng thành rồi đấy chàng trai nhỏ, cha yêu con lắm!". Rồi anh ôm cậu bé thật lâu, còn khẽ cọ râu vào má nó nữa. Một bé gái, nhắm chỉ khoảng 1 tuổi nắm tay mẹ đứng gần đó, cứ nhìn theo cha vẻ rất hào hứng. Người đàn ông bế cô bé lên và nói: "Chào bé yêu của bố!", rồi áp chặt cô bé vào ngực mình rất lâu. Rồi người đàn ông nói tiếp: "Bao giờ cũng phải để dành điều quan trọng nhất cho người cuối cùng!", nói xong anh choàng tay ôm hôn vợ mình thật chặt. Họ cầm tay nhau cười thật hạnh phúc.

Lúc đầu tôi ngỡ rằng đây là cặp vợ chồng mới cưới, nhưng không thể bởi cậu con trai lớn đã hơn 10 tuổi rồi. Đột nhiên tôi như bị "say" trước tình yêu của một gia đình, và tôi thấy giọng mình cất lên không hề chủ ý:

- Xin chào, anh chị cưới nhau bao lâu rồi?

- Chúng tôi quen nhau 14 năm và đã cưới nhau 12 năm nay - Người đàn ông trả lời, vẫn nắm chặt tay vợ.

- Vậy anh xa nhà bao lâu rồi?- Tôi hỏi tiếp.

Anh ta cười, lắc đầu vẻ hối lỗi:

- Đã 2 ngày chẵn rồi đấy.

Hai ngày? Tôi thật sửng sốt! Nhìn họ mừng rỡ thế nào khi gặp nhau, tôi đã nghĩ họ phải xa nhau nhiều tuần liền, nếu không nói là nhiều tháng hay nhiều năm. Tuy nhiên để tỏ sự trân trọng, tôi kết thúc câu chuyện:

- Hy vọng mai sau kia khi kết hôn, tôi cũng được như anh chị!

Người đàn ông nhìn vào mặt tôi với tia nhìn quả quyết nhất:

- Đừng hi vọng. Hãy tự mình quyết định!

Rồi anh mỉm cười:

-Chúc may mắn!

Sau đó gia đình anh cùng hướng ra cửa sân bay. Tôi nhìn theo đến khi họ đi khuất, đúng lúc đó bạn tôi hỏi:

- Cậu đang nhìn gì thế?

Tôi cười:

- Tương lai!

descriptionSống đẹp - đọc để suy ngẫm EmptyRe: Sống đẹp - đọc để suy ngẫm

more_horiz
Vai kịch cuối cùng

Có một người diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hạ năm ấy ông tìm về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên cấp I trường làng.

Mỗi buổi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua thung lũng, trước khi rẽ vào những vách đá đến phía ga trên.

Chú bé hồi hộp đợi. Đoàn tàu phủ đầy bụi đường với những toa đông đúc hành khách như một thế giới khác lạ, ầm ầm lướt qua thung lũng. Chú bé vụt đứng dậy, háo hức đưa tay vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại chú. Nhưng hành khách - mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường- chẳng ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết.

Hôm sau, rồi hôm sau, hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn không một hành khách nào vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn viên già như thắt lại. Ông nghĩ: "Không gì đau lòng bằng việc thấy một em bé thất vọng, đừng để trẻ con mất lòng tin ở đời sống, ở con người."

Hôm sau, người em thấy ông giở chiếc vali hoá trang ra. Ông dán lên mép một bộ râu giả, đeo kính, mượn ở đâu một chiếc áo veston cũ, mặc vào rồi chống gậy đi. Ông đi nhờ chuyến xe ngựa của trạm, lên tàu đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu, ông thầm nghĩ: " Đây là vai kịch cuối cùng của mình, cũng như nhiều lần nhà hát thường phân cho mình, một vai phụ, một vai rất bình thường, một hành khách giữa bao hành khách đi tàu..."

Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quít, nhẩy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi.

Con tàu đi xa. Người diễn viên già trào nước mắt cảm động hơn bất cứ một đêm diễn huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai kịch cuối cùng của ông, một vai phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng đã làm cho chú bé kia vui sướng, đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú sẽ không mất lòng tin ở cuộc đời.

descriptionSống đẹp - đọc để suy ngẫm EmptyRe: Sống đẹp - đọc để suy ngẫm

more_horiz
Vẻ đẹp

Gấu và Sói ngồi nói chuyện trên trời dưới đất.

Cạnh đó có một chị Bướm đang bay lượn. Chị bay từ cây này sang cây khác.

Nhìn thấy chị Bướm, bác Gấu đưa mắt ngắm nghía.

- Xem kìa! - Bác nói với anh Sói - Tuyệt diệu làm sao!

- Ở đâu? - Sói hỏi.

- Đấy kìa, trên cành cây, ngay trên đầu anh đấy! Một chị Bướm! Biết bao nhiêu vẻ đẹp trên thân hình chị!...

- Trên thân hình chị Bướm ấy à? - Sói cười mỉa.

- Anh không thích chị Bướm ấy ư? - Bác Gấu ngạc nhiên.

- Có cái gì hay ho trong con bướm ấy nào?

- Khỏi nói! - Bác Gấu cãi lại - Anh xem kìa! Chị ấy bay lượn mới nhẹ nhàng uyển chuyển làm sao! Những nét hoa trên đôi cánh đẹp đẽ làm sao! Thật là tuyệt vời!

- Uyển chuyển ư? Nét hoa ư? Tôi chẳng thấy một cái gì gọi là hay ho cả!

- Nhưng...

- Không có "nhưng" gì cả! Cách đây không lâu, tôi nhìn thấy một con Cừu non mũm mĩm. Chà, toàn là thịt! - Sói nói, hai mắt sáng rực lên - Đấy mới thật là đẹp!

- A! - Bác Gấu nói, vẻ chán chường - Thiết tưởng tôi đã hiểu anh...

descriptionSống đẹp - đọc để suy ngẫm EmptyRe: Sống đẹp - đọc để suy ngẫm

more_horiz
Ưu điểm và khuyết điểm

Một đoàn hợp xướng nổi tiếng tổ chức cuộc biểu diễn báo cáo định kỳ thường niên. Khách mời có đủ các giáo sư âm nhạc, các nhà sáng tác, phê bình, các nghệ sĩ nổi tiếng và nhiều chính khách. Hết chương này nối tiếp chương khác, giọng ca của các ca sĩ cứ hoà quyện lấy nhau, dường như mỗi âm thanh, mỗi lời ca đều phát ra từ chiếc đũa chỉ huy của vị nhạc trưởng - nhịp nhàng - đúng chỗ - đúng lúc - đúng thanh điệu...; thể hiện kết quả của một quá trình luyện tập gian khổ và trình độ diễn xuất cao.

Dòng thác âm thanh cùng lời ca kỳ diệu như đưa cả người hát và người nghe vào trạng thái thăng hoa, ngây ngất như trong mơ trong mộng. Bỗng nhiên, một giọng nữ trong veo cất lên cao vút. Một giọng độc xướng kỳ lạ, nhưng lại xuất hiện ở vị trí không dành cho những người độc xướng! Vị nhạc trưởng ngỡ ngàng, ngẩng đầu; dàn hợp xướng dường như bắt đầu rối loạn... May thay, sự cố chỉ xảy ra trong một vài giây; ngay lập tức mọi thứ lại trở về quỹ đạo bình thường và buổi biểu diễn đã kết thúc hết sức mỹ mãn.

Những tràng vỗ tay như sấm và nghi lễ tặng hoa vừa chấm dứt thì vị nhạc trưởng đã hầm hầm lao vào phía sau sân khấu:

- Ai đã hát lạc giọng?

- Là tôi ạ... - một cô gái mới nhập đoàn không lâu đang thút thít ngồi khóc trong sân khấu.

Vừa đúng lúc đó có một vị thượng khách bước vào, ông nhạc trưởng đành phải tươi cười bước ra nghênh tiếp.

- Tôi rất muốn gặp cô gái đã hát lạc giọng - vị giáo sư âm nhạc nổi tiếng nói - Đã lâu lắm rồi, tôi chưa được nghe một giọng nữ cao nào đẹp và mượt đến mức như vậy. Nếu biết cách huấn luyện, sẽ có được một ca sĩ lớn.

Thế là cô gái hát lạc giọng bị cả đoàn chỉ trích đó đã trở thành học trò của vị giáo sư nổi tiếng. Quả nhiên, sau vài năm, cô bé lọ lem đó đã trở thành một ngôi sao lớn trong giới thanh nhạc.

Một số người chỉ nhìn thấy cái sai của những người khác. Có người lại nhìn thấy được cả ưu điểm trong những sai lầm. Để có thể trở thành loại người thứ hai, cần phải vừa có lòng bao dung vừa có trí tuệ.

descriptionSống đẹp - đọc để suy ngẫm EmptyRe: Sống đẹp - đọc để suy ngẫm

more_horiz
Quyền được khóc

Trong vùng ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn bên bàn ăn, bao quanh là cả gian nhà đang ngủ yên trong bóng đêm, tôi lặng lẽ ngồi khóc một mình.

Cuối cùng, tôi cũng đưa được hai đứa con lên giường ngủ. Là một ông bố mới vừa chịu cảnh gà trống nuôi con, tôi phải vừa làm bố, vừa làm mẹ của hai đứa con nhỏ. Tôi mới vừa cho chúng tắm xong. Mà nào có phải là công việc kỳ cọ thôi, tôi phải đương đầu với hai đứa trẻ tinh nghịch trong phòng tắm. Chúng không ngừng múa may quay cuồng, cười đùa la hét và chốc chốc lại ném tung mọi thứ trong phòng. Đùa chán, chúng mới chịu thay đồ lên giường với điều kiện là tôi phải xoa lưng cho mỗi đứa năm phút đồng hồ. Rồi tôi lại phải nhấc cây đàn ghi-ta lên, tiến hành nghi thức hát ru hằng đêm với một loạt bài hát dân ca, kết thúc với bài "Những chú ngựa nhỏ xinh xắn", bài mà chúng ưa thích nhất. Tôi hát đi hát lại bài ấy, hạ dần âm thanh và tiết điệu cho đến khi thấy chúng có vẻ ngủ say mới ngừng hẳn.

Tôi vừa mới ly dị vợ và được quyền nuôi dạy con cái. Quyết định dành mọi nỗ lực để mang đến cho bọn trẻ một cuộc sống gia đình bình thường và ổn định, tôi đã khoác lên một bộ mặt hạnh phúc và cố duy trì nề nếp trong gia đình như lúc trước. Chẳng có gì thay đổi trong các nghi thức được tiến hành hàng đêm trước khi ngủ, ngoại trừ sự vắng mặt của mẹ chúng. Tôi đã cố gắng chạy theo những thói quen của bọn trẻ. Cho đến lúc này, mọi chuyện đều suôn sẻ: một đêm nữa trôi qua bình yên.

Tôi đã phải đứng dậy thật nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra một tiếng động nào dù là nhỏ nhất. Nếu không, chúng có thể giật mình thức dậy, đòi nghe thêm một vài bài hát hay một vài câu chuyện kể nữa. Tôi nhón gót bước ra khỏi phòng, chỉ dám khép hờ cửa rồi rón rén bước xuống cầu thang.

Ngồi thừ bên ghế bên cạnh bàn ăn, tôi mới nhận ra rằng, kể từ khi tan sở về nhà cho đến lúc ấy, tôi mới có dịp ngồi xuống ghế nghỉ ngơi. Tôi đã phải lao vội xuống bếp, tất bật nấu nướng rồi dọn bàn phục vụ và động viên hai thiên thần bé nhỏ ấy ăn hết khẩu phần bữa tối. Sau đó, tôi lúi húi rửa bát đĩa, loay hoay với những đòi hỏi vụn vặt mà bọn trẻ đặt ra chỉ để khiến tôi phải chú ý đến chúng. Xong việc bếp núc, tôi lom khom bên bàn học, cùng làm bài tập nhà với con bé chị đang học lớp hai, đồng thời chia sẻ thời gian với thằng bé út bằng cách tán thưởng bức vẽ mới nhất của cu cậu, hoặc bò lê dưới nền nhà chơi trò xếp hình khối với nó. Rồi đến giờ tắm rửa, rồi kể chuyện, rồi xoa lưng, hát ru..., và cuối cùng, sau một thời gian mệt nhọc, tôi mới có được một vài phút cho riêng mình. Không gian vắng lặng và bình yên quả là món quà thư giãn vô giá.

Rồi tất cả vụt ào đến, đổ ập xuống người: mệt mỏi, gánh nặng trách nhiệm, nỗi lo về những hoá đơn tính tiền mà tôi không chắc rằng mình có thể thanh toán được trong tháng này. Cả một chuỗi dài những lo toan cần thiết để duy trì nhịp sống của một gia đình. Vậy mà chỉ mới gần đây thôi, tôi cũng còn có bạn đời, có người gánh đỡ một phần trách nhiệm, chia sẻ một phần công việc, và giúp tôi thanh toán một phần trong số những tấm hoá đơn tính tiền kia.

Và cuối cùng là cô đơn. Cảm giác cô đơn bao trùm lấy tôi, đẩy tôi xuống tận đáy biển lạc loài và tuyệt vọng. Tất cả đều rời bỏ tôi, chỉ còn khối lo lắng và phiền muộn. Tôi cảm thấy mình không còn chịu đựng thêm được nữa. Trong nỗi tuyệt vọng, tôi bật khóc lúc nào chẳng biết. Tôi cúi đầu, lặng lẽ khóc một mình.

Bất chợt, một vòng tay bé xíu quàng quang người tôi. Tôi nhổm dậy và bắt gặp khuôn mặt ngây thơ của đứa con trai năm tuổi đang chăm chú ngước mắt lên nhìn tôi.

Tôi hoàn toàn bối rối khi nhận ra rằng thằng bé đã nhìn thấy tôi khóc. "Xin lỗi con, Ethan. Bố không biết con vẫn còn thức." Tôi không hiểu vì sao mình lại nói với con như vậy, nhưng người ta thường xin lỗi khi để người khác thấy mình khóc, mà tôi cũng không phải là một ngoại lệ. "Bố rất lấy làm tiếc. Bố không định khóc đâu. Chỉ vì, tối nay bố cảm thấy hơi buồn một chút thôi."

"Không sao đâu bố. Khóc được cũng tốt thôi, bố cũng có quyền khóc chứ!"

Ôi, con trai của tôi! Không thể nào diễn tả hết niềm hạnh phúc mà thằng bé đã mang đến cho tôi. Đứa con trai năm tuổi của tôi, vị thiên thần ngây thơ với trực giác tinh khôi và trong ngần ấy, đã ban cho tôi cái quyền được khóc. Dường như thằng bé muốn nói với tôi rằng tôi không cần phải là một người luôn mạnh mẽ và kiên cường, rằng đôi lúc tôi cũng có thể ngả lòng và bộc lộ những cảm xúc của mình.

Thằng bé rúc vào lòng tôi. Hai bố con chúng tôi ôm nhau và trò chuyện một lúc. Sau đó, tôi đưa nó về phòng và bế nó lên giường, cẩn thận đắp chăn cho nó, sau một ngày dài chấm dứt bằng một sự việc như thế, tôi đã có thể lên giường và ngủ một giấc thật ngon. Cám ơn con, con trai của bố!

descriptionSống đẹp - đọc để suy ngẫm EmptyRe: Sống đẹp - đọc để suy ngẫm

more_horiz
Quẳng gánh lo đi mà vui sống

Người dẫn chương trình giơ cao một ly nước và hỏi khán giả:

- Quí vị thử đoán xem ly nước này nặng bao nhiêu?

- Điều đó còn phụ thuộc vào anh cầm nó trong bao lâu chứ.

- Đúng vậy, nếu tôi cầm nó trong một phút thì không có gì đáng nói. Nhưng nếu tôi cầm nó trong một tiếng đồng hồ thì tay tôi sẽ mỏi. Còn nếu tôi cầm nó cả một ngày, quí vị sẽ gọi xe cấp cứu cho tôi. Cùng một khối lượng, nhưng mang nó càng lâu thì nó càng trở nên nặng hơn.

Trong cuộc sống cũng vậy. Nếu chúng ta cứ liên tục chịu đựng gánh nặng, nó sẽ càng ngày càng trở nên trầm trọng. Không sớm thì muộn chúng ta cũng gục ngã. "Điều quí vị phải làm là đặt ly nước xuống, nghỉ một lát rồi tiếp tục cầm nó lên."

Thỉnh thoảng chúng ta phải biết đặt gánh nặng cuộc sống xuống, nghỉ ngơi lấy sức để còn tiếp tục mang nó trong quãng đời tiếp theo. Khi bạn trở về nhà, hãy quẳng lo âu về công việc ngoài cửa. Ngày mai bạn sẽ nhặt nó lên và tiếp tục mang. Còn bây giờ: Giải trí và thư giãn!

descriptionSống đẹp - đọc để suy ngẫm EmptyRe: Sống đẹp - đọc để suy ngẫm

more_horiz
Quan sát và lắng nghe

Một người thì thầm: "Cuộc sống ơi, sao không nói gì với tôi?". Và một chú sáo cất tiếng hót. Đó chẳng phải là tiếng nói của cuộc sống sao? Nhưng anh ta không nghe thấy.

Một người thì thầm: "Cuộc sống ơi, hãy nói gì với tôi đi chứ!". Và một tiếng sấm nổ vang trời. Đó chẳng phải là tiếng nói của cuộc sống sao? Nhưng anh ta không nghe thấy.

Một người nhìn quanh và nói: "Cuộc sống ơi, sao tôi không bao giờ nhìn thấy cuộc sống?". Và một vì sao sáng hơn. Đó chẳng phải là ánh sáng của cuộc sống hay sao? Nhưng anh ta không để ý thấy.

Một người kêu lên: "Cuộc sống ơi, tôi muốn có một điều kì diệu!". Và một đứa trẻ được sinh ra đời. Đó chẳng phải là một điều kì diệu sao? Nhưng anh ta không hay biết.

Một người kêu lên trong thất vọng: "Cuộc sống, hãy chạm vào tôi. Hãy cho tôi biết là người vẫn ở đâu đây và có thể bảo vệ tôi". Một giọt nước trên lá cây rơi xuống vai anh ta. Đó chẳng phải là cuộc sống đã nhẹ nhàng chạm vào anh ta đó sao? Nhưng anh ta lau giọt nước và bỏ đi.

Hạnh phúc không được đóng gói gửi cho mọi người. Nó đến từ cuộc sống, từ thiên nhiên, từ những gì tưởng như vô tình. Hạnh phúc đến, nhưng nó thường không đến theo cách mà bạn muốn.

descriptionSống đẹp - đọc để suy ngẫm EmptyRe: Sống đẹp - đọc để suy ngẫm

more_horiz
Quà tặng tình yêu của anh lính thủy

Kính gửi: Đô đốc David L. McDonald - Lực lượng Hải quân

"Thưa ngài đô đốc,

Tôi biết lá thư này đến tay ngài chậm mất một năm, nhưng dù sao, điều quan trọng nhất là ngài nhận được nó. Vì có đến mười hai người yêu cầu tôi viết lá thư này gửi ngài.

Tết năm ngoái, tôi và bạn gái đến Mỹ du lịch. Trong suốt năm ngày khốn khổ, mọi thứ đều rối tinh lên. Chúng tôi không có lấy một phút được thở phào. Ngay đúng đêm giao thừa, chúng tôi còn bị mất cắp tiền nên phải vào dùng bữa ở một nhà hàng bình dân cũ kỹ. Chẳng có một chút không khí năm mới nào, cả trong tiệm ăn lẫn trong tim chúng tôi!

Đêm hôm đó trời mưa và lạnh. Trong tiệm ăn chỉ có 5 bàn có người, tóm lại là rất tẻ nhạt. Có hai cặp vợ chồng người Đức ngồi hai bàn. Một gia đình người Pháp ngồi một bàn. Một người lính thuỷ đang ngồi một mình. Trong góc có một ông cụ đang chơi piano một bản nhạc chậm chạp. Tôi nhìn quanh và để ý ai cũng cặm cụi ăn, im như đá. Người duy nhất có vẻ vui là anh lính thuỷ. Vừa ăn, anh ta vừa viết một lá thư, rồi lại mỉm cười nữa.

Bạn tôi gọi một món Pháp, nhưng do không biết tiếng Pháp nên khi họ mang ra, đó là một món chúng tôi không sao nuốt nổi. Tôi bực quá nên hơi to tiếng, và bạn tôi tấm tức khóc! Thật kinh khủng! Còn ở bàn của gia đình người Pháp, ông bố vừa đét cho cậu con trai một cái và nó khóc ré lên. Còn cô gái người Đức lại mắng mỏ chồng cô ta suốt.

Một bà cụ cầm giỏ hoa bước vào. Bà ta đi đôi giầy ướt bết lại và mang giỏ hoa đến từng bàn mời mua. Chẳng ai gật đầu. Mệt mỏi ngồi xuống một chiếc bàn, bà quay ra gọi người phục vụ: “Xin cho một bát súp rau!”, rồi quay sang người chơi đàn piano, bà thở dài: “Joseph, anh có tưởng tượng được không này, một bát súp rau để đón giao thừa? Cả chiều nay tôi không bán được bông hoa nào!”. Ông cụ chơi đàn ngừng tay chỉ vào chiếc đĩa đựng tiền “boa” vẫn đang trống không.
Lúc đó, anh lính thủy trẻ đã ăn xong và đứng dậy. Vừa khoác áo, anh vừa bước lại gần giỏ hoa:

- Chúc mừng năm mới! - Anh mỉm cười rồi cầm hai bông hồng - Bao nhiêu tiền ạ ?

- Hai đôla thưa ông!

Ép phẳng một bông hoa để kẹp vào lá thư vừa viết, anh lính thuỷ đưa bà cụ một tờ 20 đôla.

- Tôi không có tiền trả lại, thưa ông - Bà cụ nói - Để tôi đi đổi.

- Không, thưa bà - Anh đáp và cúi xuống hôn lên gò má nhăn nheo - Đó là món quà năm mới.

Rồi anh cầm bông hoa kia đi về phía chúng tôi và lịch sự nói:

- Thưa anh, có thể cho phép tôi tặng bông hoa này cho người bạn xinh đẹp của anh được không?

Anh đặt bông hoa vào tay bạn tôi, quay ra chúc tất cả mọi người một năm mới tốt lành rồi đi khỏi tiệm ăn.

Tất cả mọi người ngừng ăn. Ai cũng nhìn theo anh lính thuỷ. Ai cũng im lặng. Chỉ vài giây sau, không khí năm mới tràn ngập tiệm ăn, nở bừng như pháo hoa.

Bà cụ chạy đi đổi tờ 20 đôla ra hai tờ 10 đôla rồi đặt một tờ vào đĩa của ông Joseph:

- Joseph, quà năm mới của tôi, anh cũng phải nhận một nửa, quà của tôi cho anh đấy!

Ông cụ mỉm cười và bắt đầu chơi bài “Happy New Year”. Không khí trở nên nhộn nhịp. Thậm chí gia đình người Pháp còn gọi rượu vang mời mọi người.

Chỉ khoảng một tiếng đồng hồ trước, chúng tôi còn là một trong số những người đang bị hành hạ trong một tiệm ăn tồi tàn, thì cuối cùng, đó lại là đêm giao thừa tuyệt nhất chúng tôi từng có.

Thưa đô đốc, trên đây là tất cả những gì tôi muốn kể cho ngài nghe. Là người đứng đầu lực lượng hải quân, tôi nghĩ hẳn ngài muốn nghe về món quà đặc biệt mà người lính thuỷ đó đã mang tới cho chúng tôi. Anh ta mang tâm hồn của tình yêu, tâm hồn của năm mới và đã tặng nó cho chúng tôi vào đêm giao thừa năm ngoái ấy.

Xin cảm ơn ngài đã đọc, và chúc mừng năm mới".

descriptionSống đẹp - đọc để suy ngẫm EmptyRe: Sống đẹp - đọc để suy ngẫm

more_horiz
Quạ uống nước

Có một mùa hè nóng nực, trời nóng như thiêu như đốt, mãi mà không có giọt mưa nào. Đất đai bị hạn hán khô cằn, nứt nẻ, sông suối cạn khô. Muôn loài nháo nhác vì thiếu nước.

Không có nước uống, mẹ con nhà Quạ sắp lả đi vì khát. Quạ mẹ đã dẫn các con đi khắp nơi, nhưng không tìm đâu ra nước. Cuối cùng Quạ mẹ cũng tìm được một cái bình. Nhưng cái bình rất sâu, Quạ chẳng có cách nào uống được tí nước còn lại dưới đáy bình.

Quạ mẹ nghĩ mãi rồi bảo các con đi lấy sỏi thả vào bình. Nhờ vậy mà nước dâng lên đến miệng bình, Quạ mẹ và Quạ con có nước uống, qua được cơn khát.

descriptionSống đẹp - đọc để suy ngẫm EmptyRe: Sống đẹp - đọc để suy ngẫm

more_horiz
privacy_tip Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum
power_settings_newLogin to reply