Có một ít khả năng viết lách cộng với mong muốn làm điều gì đó đặc biệtđể blog của mình được chú ý, một số blogger tuổi teen đã chọn đề tài vềthầy cô để đưa vào những entry (bài viết trong blog) của mình
Nhưng vấn đề là họ đã viết những gì về chính những người đã dạy dỗ họ trên ghế nhà trường?

Xuất phát từ tình cảm

Năm học 12 sắp hết, đến lúc này K, một nam sinh của lớp 12 (trường T)mới cảm thấy yêu mến các thầy cô trong trường biết bao. K cho rằng cầnlàm một điều gì đó ấn tượng để mình và cả lớp dù có ra trường vẫn nhớvề hình ảnh thầy cô. Thế là K âm thầm tìm kiếm, gom góp từ rất nhiềubạn bè cả cùng lớp lẫn khác lớp, hình ảnh của gần như tòan bộ thầy côtrong trường, kể cả cô lao công, bác bảo vệ. Tất cả những hình ảnh tổnghợp được, K đều đưa lên blog, làm thành nhiều entry liên tiếp cực kìhoành tráng, công phu, bên dưới mỗi tấm hình là những dòng cảm nhận ngôngố đáng yêu, rất “học trò” về thầy, cô đó. Đọc những dòng như “Cô Tdạy Hóa: hay cười dù đang giận hay đang vui, là người giải quyết hầuhết các vụ án lớn nhỏ trong lớp”, hoặc nghịch nghịch một chút đúng kiểunhất quỷ nhì ma “Thầy P dạy Lý: sành điệu, (trong hình là nghe ipod),nổi tiếng trong và ngoài trường; có trang web giúp học sinh ôn tập Lý”,cũng đủ làm đứa học sinh dù vô tâm thế nào, cũng cảm thấy ấm áp khi nhớtới các thầy cô của mình.

Còn T (lớp 11 trường H) lại là tay phó nháy chính của lớp trong mỗi dịpdã ngọai. Nhiệm vụ của T không chỉ là chụp những hình ảnh kỉ niệm cholớp mà còn chụp cả hình ảnh các thầy cô yêu quý trong chuyến dã ngọaiđó, khi các thầy cô không xuất hiện với áo dài, sơ mi cà vạt mà bụi bụiquần jeans áo thun, điều hành cả lớp dựng trại. Những bức ảnh cô tròxúm xít che cùng một cái áo mưa, hay thầy trò quây quần bên ánh lửatrại bập bùng đều được đưa vào blog lớp như những hình ảnh vô giá củatình thầy trò.

Đến những suy nghĩ tiêu cực

M (lớp 12 trường D) lại là một trường hợp khác, có chút khả năng viếtlách, M quyết định chọn đề tài thầy cô cho những entry trong blog mình,nhưng không phải viết với một tình cảm kính mến mà ngược lại. Ban đầu,M viết về những bất mãn của mình về sự khó tính, hà khắc của thầy cô cụthể bằng một giọng văn châm biếm giễu cợt, M đả kích việc thầy cô chođiểm khó, M còn dùng những hình ảnh như "thực dân”, “cơn ác mộng”, “ôngthầy già cỗi”…để nói về thầy cô mình. Những entry được tung ra, khôngngờ lại có một bộ phận những học sinh thiếu ý thức nhiệt liệt ủng hộ Mvới những ý kiến như “Hay tuyệt, cố gắng phát huy nha!”, hoặc “Mày viếtvề lão L như thế còn nhẹ quá, lần sau viết "ác" hơn nha, tao ủng hộ!”.

Bất ngờ trước sự "ủng hộ", M ngày càng tăng tiến cấp độ và “chất lượng”các entry, những entry của M ngày càng trở nên quá đáng với một giọngđiệu hỗn xược hơn, khiến những học sinh ngoan hiền khi đọc được hết tímmặt vì ngượng cho M đến đỏ mặt vì giận. Mặc những lời can ngăn, M vẫntiếp tục cho ra đời những entry như vậy phục vụ cho những học sinhthiếu tôn trọng thầy cô như mình. Thậm chí những entry về sau còn đượcđóng góp thêm những hình ảnh chụp lén thầy cô trong hòan cảnh hớ hênhmột cách đầy ác ý, mà tác giả của chúng chính là những người bạn ủng hộM.

Những tác động thật từ cuộc sống ảo

Những entry về thầy cô của K phần nào đã làm những bạn dù vô tâm đếnmấy trong lớp biết quý trọng thầy cô và khỏang thời gian còn rất ngắncòn được ở bên cạnh thầy cô. Những bạn lười học trong lớp cũng đã chămchỉ hơn để không phụ lòng thầy cô trong kì thi sắp tới. Và đặc biệt làcác thầy cô, họ không hề là những người ngòai cuộc với những gì đám họcsinh yêu quý đã làm. Các thầy cô cũng đã lên mạng, vào blog K để xemhọc trò viết gì về mình, thầy cô xem xong cũng thấy yêu nghề giáo hơn,khi nhận được những dòng viết đáng yêu đến ấm lòng của bọn học trò vàcũng thấy thương bọn nó hơn bao giờ hết. Còn với T, những tấm hình củaT cũng đã giúp cho tình thầy trò gắn kết chặt chẽ hơn.

Cá biệt trường hợp của M, không biết người nào đó vì yêu thích cácentry nhạo báng thầy cô của M quá khích hay vì muốn đem những thứ Mviết ra ánh sáng, mà bỗng nhiên trong trường xuất hiện vô số những xấpgiấy photo được học sinh chuyền tay nhau mà nội dung của chúng chính lànhững entry trên blog M. Những xấp giấy này nhanh chóng rơi vào tay cácthầy cô giáo, những người bị nêu đích danh trong các entry của M. M bịđưa ra hội đồng kỉ luật và bị buộc thôi học. Những hành động thiếu suynghĩ không những gây hậu quả cho chính M, mà còn làm buồn lòng các thầycô khi nghĩ về công sức dạy dỗ của mình dành cho học sinh. Con sâu làmrầu nồi canh, lớp của M giờ đây khó lòng có thể lấy lại được tình cảmcủa thầy cô như xưa dù lớp thực sự khá ngoan.

Kết

Blog là ngôi nhà ảo, là phương tiện để teen chia sẻ về bản thân, vềcuộc sống, chính vì thế blog của teen không thể thiếu những bài viết vềbạn bè, thầy cô, trường lớp. Nhưng hãy viết về thầy cô như thế nào đểsau này khi rời ghế nhà trường, xem lại những gì mình đã viết ta có thểcảm thấy tự hào về thời học sinh của mình, tự hào vì được các thầy côkính mến dạy dỗ và hơn hết là tự hào về chính ý thức và nhân cách bảnthân. Đừng hồ đồ làm những việc gây sốc trên mạng chỉ để nhận được sựchú ý ảo, quan tâm ảo mà hãy nghĩ đến những việc bạn làm trên mạng đótác động thế nào đến cuộc sống của bạn và những người xung quanh. Đócũng chính là biểu hiện của văn hóa mạng, chứng tỏ bạn có phải là mộtcông dân @ văn minh hay không.